Home / Tin tức / Kỷ niệm 79 năm ngày Nam bộ kháng chiến 23/9/1940 – 23/9/2019

Kỷ niệm 79 năm ngày Nam bộ kháng chiến 23/9/1940 – 23/9/2019

Đoàn đi dâng hương – dâng hoa

Sáng 23/11/2019; để tưởng nhớ công ơn những chiến sĩ – đồng bào hy sinh trong ngày Nam Bộ kháng chiến, UBND huyện Hóc Môn đã tổ chức 05 Đoàn Cán bộ tham dự lễ dâng hoa –dâng hương tưởng niệm tại các điểm di tích, nghĩa trang liệt sĩ như:

dâng hoa tại Khu tưởng niệm Nhà thương Giếng nước.

Nhà thương Giếng nước ngày nay là BV Đa khoa HócMôn, là BV hạng mục 02 trực thuộc Sở Y tế TP.HCM, với quy mô 550 giường kế hoạch. Lượng khám bệnh ngoại trú trên 1.700 lượt khám bệnh mỗi ngày. Khu vực dân số Hóc Môn hiện tại khoảng trên 500.000 dân.

Đoàn 01 tham dự lễ tưởng niệm tại Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giòng, Đoàn 02 tham dự lễ tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tân Xuân (xã Xuân Thới Đông), Đoàn 03 tham dự lễ tưởng niệm tại Di tích Nhà thương Giếng Nước (bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn), Đoàn 04 tham dự lễ tưởng niệm tại Bia tưởng niệm Cầu Xáng (xã Tân Hiệp), Đoàn 05 tham dự lễ tưởng niệm tại Bia tưởng niệm Trung Đội Gò Môn (xã Trung An huyện Củ Chi).

Cách đây 79 năm; Nam Kỳ khởi nghĩa là cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp và Nhật của người dân miền Nam Việt Nam vào năm 1940, do Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương và lãnh đạo.

Tháng 03 năm 1940, Ban thường vụ Xứ ủy do ông Võ Văn Tần làm bí thư đã soạn thảo Đề cương chuẩn bị đưa các hoạt động lẻ tẻ vào phong trào chống Pháp, chuẩn bị nổi dậy vũ lực. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra giữa ban ngày. Có nơi, khi mật thám kéo đến bắt cán bộ, người dân nổi trống mõ uy hiếp, đánh tháo.

Các đội tự vệ, du kích dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, phát triển ngay tại những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, F.A.C.I., bến tàu, nhà đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ… Còn ở nông thôn phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.

Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu “không một người lính, không một đồng xu cho đế quốc chiến tranh” diễn ra sôi nổi trong nhân dân và binh lính. Do công tác binh vận tốt, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy.

Nguồn: UBND huyện Hóc Môn