Home / Y tế / Lễ tốt nghiệp khoa âm ngữ trị liệu

Lễ tốt nghiệp khoa âm ngữ trị liệu

Ngày 27/11/2019; tại trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã diễn ra lễ tốt nghiệp Khoa Âm ngữ trị liệu – đây là ngành khoa học sức khỏe , thuộc chuyên khoa Phục Hồi Chức Năng và được thành lập vào ngày 27/03/2007 tại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm NgọcThạch – Ngô Minh Xuân, phát biểu tại lễ tốt nghiệp khoa Âm ngữ trị liệu

Lĩnh vực Âm ngữ trị liệu – speech therapy đã được phát triển từ rất lâu tại các nước Âu – Mỹ, tại Pháp Hiệp hội Âm ngữ trị liệu – Orthophonie đã được thành lập từ năm 1924.

các đại biểu tham dự lễ tốt nghiệp Khoa Âm ngữ trị liệu

Chuyên ngành Âm ngữ Trị liệu; được quốc tế công nhận liên quan đến việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị cho những khách hàng đang gặp vấn đề khó khăn về: tương tác, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, nói lắp, khiếm thính và rối loạn ăn – nuốt, rối loạn phổ tự kỷ…Ở VN có khoảng 15% dân số tương đương khoảng 13 triệu người có rối loạn liên quan.

Tại VN, âm ngữ trị liệu trong 10 năm gần đây đã được chú ý và quan tâm đầu tư phát triển ở một số bệnh viện công và tư; đi đầu trong đào tạo chuyên ngành này là ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với sự hỗ trợ và hợp tác từ Đại học Newcastle và TFA suốt từ năm 2010 cho đến nay.

Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch đã và đang đào tạo đội ngũ trị liệu về lĩnh vực âm ngữ trị liệu trong, song song với việc đào tạo là trị liệu mang tính thực hành. Thông qua đó, các học viên sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo Âm ngữ trị liệu có thể lượng giá, khám và lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân có vấn đề liên quan đến: chậm phát triển ngôn ngữ , chậm hiểu ngôn ngữ diễn đạt, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn âm lời nói như: nói ngọng, nói lắp, chẻ vòm và khiếm thính, có khó khăn trong ăn uống – rối loạn nuốt…


Từ 2010 – 2014; ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đào tạo 02 khoá, mỗi khoá 02 năm, với 33 Chuyên viên Âm ngữ trị liệu đã được tốt nghiệp.

Từ năm 2016 đến nay 2019, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đào tạo 05 khoá với 155 Chuyên viên Âm ngữ trị liệu – chuyên ngành Nhi, thời gian đào tạo cho mỗi khoá kéo dài 10 đến 12 tháng, bao gồm 04 học kỳ học thuật. Riêng khoá 05, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức đào tạo ngay tại Hà Nội.


Hiện nay; các cựu học viên Âm ngữ trị liệu 02 năm và 01 năm của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tham gia phát triển ngành Âm ngữ trị liệu trên nhiều lĩnh vực như: can thiệp, đào tạo, giảng dạy và chia sẻ kiến thức đến tận đồng nghiệp và cả cho phụ huynh.

Đầu vào của các khoá Âm ngữ trị liệu Nhi tại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đối tượng là bác sỹ điều dưỡng – vật lý trị liệu – giáo viên Tâm lý-, giáo dục đặc biệt và chuyên viên công tác xã hội có trình độ từ đại học trở lên.


Đầu ra của chuyên viên Âm ngữ trị liệu sẽ làm việc được ở các bệnh viện, Trung tâm, trường học, phòng khám và tham gia giảng dạy về lĩnh vực Âm ngữ trị liệu.

Hiện nay rất nhiều bệnh viện, trung tâm, trường học, phòng khám cần chuyên viên Âm ngữ trị liệu để cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân có vấn đề về giao tiếp – ngôn ngữ – lời nói – nuốt.


Ngoài chương trình đào tạo chuyên viên Âm ngữ trị liệu 02 năm và chuyên viên Âm ngữ trị liệu 01 năm. tổng cộng có 02 khoá 02 năm và 05 khoá 01 năm. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, còn đào tạo được 270 chuyên viên can thiệp Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ bao gồm: 06 khoá chuyên đề Âm ngữ trị liệu cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ vào các ngày học cuối tuần, thời gian kéo dài từ 02 đến 03 tháng.

Trong đó có 01 khoá, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Trường ĐH Y tế Công cộng Hà Nội tổ chức tại HN, tháng 12/2019sẽ tiếp tục khai giảng khoá 07 tại Trường ĐH Y tế Công cộng Hà Nội.

Có được thành công như hôm nay, ĐH Y KhoaPhạm Ngọc Thạch đã được ơn sự hỗ trợ, tài trợ từ các đơn vị đối tác trong nước và nước ngoài; sự hợp tác hiệu quả tự các trường, các bẹnh viện và sự tận tâm có trách nhiệm của đội ngũ giảng viên cũng như sự cố gắng học tập và yêu nghề của nhiều thế hệ học viên.

Âm ngữ Trị liệu là một chuyên ngành có cơ sở lý luận và phát triển dựa trên y học chứng cớ, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, khả năng hội nhập cuộc sống XH của những khách hàng có khiếm khuyết.

Nguồn: ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch