Ngày 04/01/2019; Phòng khám Đa khoa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (số 416 Sư Vạn hạnh – Q.10 – TP.HCM) đã tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe và tầm soát chủ đề “Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân bệnh mận tính và đái tháo đường”.
Chương trình có sự tham gia của bà Léa Bernengo và Béatrice Thibaud de La Rochethulon – Chuyên gia tâm lý người Pháp đã đề cập đến vấn đề: làm thế nào để đối diện với bệnh mạn tính và sự tham gia của người thân trong việc đối diện với bệnh mãn tính. ThS. Trần Thị Tâm Nhàn – Chuyên gia tâm, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã nói đến cách chống sức ép tâm lý từ bệnh đái tháo đường.
Theo bà bà Léa Bernengo, bệnh mạn tính tuy không lây nhưng làm xáo trộn đến tâm lý bệnh nhân và cuộc sống của chính họ và gia đình. Bệnh làm hạn chế thời gian giải trí của bệnh nhân, không duy trì được công việc, ảnh hưởng đến biện pháp điều trị và sự trông chờ vào đội ngũ y tế của người bệnh.
Ở Pháp, với người bệnh mạn tính thường không làm phiền đến người thân như ở Việt Nam và Béatrice Thibaud de La Rochethulon đã muốn lắng nghe sự chia sẻ từ những người tham gia chương trình tư vấn sức khỏe. Và bà đã lắng nghe được nhiều ý kiến cho rằng: ở Việt Nam, khi một người bệnh mà nằm viện, có nhiều người lo lắng, trong gia đình và cả họ hàng, cộng thêm vào đó là vấn đề tài chính.
Theo WHO, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Xu hướng thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng nhiều.
Bệnh đái tháo đường được cho là không chữa khỏi, nên người bệnh phải sống chung với nó suốt đời. Ngặt nỗi, các triệu chứng của bệnh này thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh thường có xu hướng không nhận thấy bệnh.
Theo chuyên gia tâm lý Ths. Trần Thị Tâm Nhàn Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: khi biết mình mắc bệnh tiểu đường thì người bệnh có một trong các cơ chế phòng vệ như hoảng sợ, mất kiểm soát xúc cảm, chống đối lại tác nhân gây lo âu hoặc là né tránh, tự xem như là không có chuyện gì. Những cơ chế này, khiến cho bệnh nhân nhìn nhận không đúng để giải quyết vấn đề. Nếu không thực hiện điều trị bệnh đái tháo đường một cách phù hợp, bệnh sẽ chuyển biến trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng như: suy tim, đột quỵ, bệnh thận, bệnh võng mạc, tổn thương bàn chân…Bản thân bệnh nhân cần phải quản lý được cảm xúc của chính mình, vượt qua được rào cản tâm lý để có thái độ nghiêm túc, đúng mực trong quá trình điều trị. Người thân cũng cần hiểu biết cơ chế tâm lý này để thông cảm cho bệnh nhân.
Chương trình tư vấn sức khỏe và tầm soát của Phòng khám Đa khoa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là chương trình định kỳ hàng tháng, nhằm phổ biến kiến thức rộng rãi cho người dân để mọi người có thái độ đúng mực, khi chính mình mắc bệnh để tìm ra phương hướng điều trị và có thái độ tâm lý đúng đắn đối với người bệnh.
Nguồn: Phòng khám Đa khoa Y khoa Phạm Ngọc Thạch