Home / Doanh nghiệp / Tập đoàn công nghiệp cao su: đại hội thi đua yêu nước lần thứ V

Tập đoàn công nghiệp cao su: đại hội thi đua yêu nước lần thứ V

Ngày 29/07/2020; Tập đoàn công nghiệp cao su đã tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V. Năm 2020; Tập đoàn có 04 đơn vị  nhận cờ thi đua của Chính phủ là: Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Cao su Kon Tum, Cao su Việt Lào, Cao Su Bình Long.

Và 17 đơn vị trực thuộc Tập đoàn nhận được bằng khen của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là: Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công đoàn Cao su Việt Nam, Cao su Đồng Nai, Cao su Bình Long, Cao su Dầu Tiếng, Cao su Tân Biên, Cao su Tây Ninh, Cao su Bà Rịa, Cao Su Bình Thuận, Cao su Chư Păh, Cao su Kon Tum, Cao su Mang Yang,  Cao su Chư Pro6ng, Cao su Việt Lào, Cao su Việt Nam, Công ty Chế biến gỗ Thuận An, Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su.

Năm 2018; Tập đoàn đã hoàn thành việc cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần từ ngày 01/06/2018, với vốn điều lệ là 40.000 tỷ đồng.

Đến năm 2019; Tập đoàn có 20 nhà máy sản xuất gỗ, với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 1.127.180m3/năm, tổng mức đầu tư là 4.480 tỷ đồng. Từ kết quả đó; năm 2019 Tập đoàn tiếp tục cho ra đời 80.000 sản phẩm lốp xe máy mang thương hiệu ★★★VRG với 15 chủng loại,phù hợp với nhiều dòng xe khác nhau cũng như nhu cầu của người tiêu dùng như: lốp xe không săm và lốp xe có săm.

Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Kon Tum, Công ty Cao su Việt Lào, Công ty Cao su Bình Long, nhận cờ thi đua khen thưởng của Chính Phủ.

Tính đến thời điểm hiện nay; Tập đoàn đang đầu tư vào 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, các công ty này đầu tư và khai thác tại 16 dự án khu công nghiệp, với tổng diện tích 6.566,37 hecta, nằm tập trung tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Hải Dương.

Từ năm 2007; tập đoàn bắt đầu triển khai các du75a1n tại Campuchia, đến nay đã có 16 công ty thành viên đang quản lý diện tích tích gần 90.000 hecta cao su, tại 07 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia.

61 cá nhân nhận bằng khen của Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước

Năm 2015; Tập đoàn bắt đầu khai thác mủ đến cuối năm 2019, tổng diện tích khai thác là 47.363 hecta, tổng sản lượng khai thác là 55.069 tấn, năng suất bình quân đạt 1,2 tấn/ hecta, chế biến được 34.648 tấn cao su các loại, tiêu thụ hơn 45.063 tấn cao su các loại. Tập đoàn cũng đã đầu tư 04 nhà máy chế biến, với tổng công suất là 35.250 tấn/năm, các nhà máy bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu chế biến của các đơn vị thành viên tại Campuchia.

Tập đoàn hiện có 06 dự án đầu tư tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; với tổng diện tích cao su đang quản lý là 26.661,46 hecta. Tính đến năm 2019; Tập đoàn đã đưa vào khai thác 20.173 hecta cao su tại Lào, với tổng sản lượng khai thác hơn 35.109 tấn cao su. Năng suất vườn cây cao su tại Lào bình quân khoảng 1,767 tấn/ hecta, tương đương với khu vực truyền thống miền Đông Nam Bộ.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện đang quản lý trên 81.000 cán bộ – công nhân viên  – lao động, trong đó lao động là đồng bào dân tộc chiếm 32,09%. Song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, lãnh đạo các đơn vị đều rất quan tâm đến công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động, tạo công ăn việc làm ổn định và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước. Từ năm 2012 đến nay, giá bán mủ cao su có giảm nhưng Tập đoàn luôn quan tâm đến thu nhập của cán bộ – công nhân viên  – lao độn và từ năm 2015 đến 2019, thu nhập bình quân của người lao động luôn tăng hơn năm trước.

Hàng năm; Tập đoàn đều ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo tổng kết công tác thi đua khen thưởng đến các đơn vị thành viên Tập đoàn, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị tổ chức triển khai các phong trào thi đua, tổ chức đăng ký giao ước thi đua và thực hiện công tác khen thưởng.