Home / Thể thao / Quy Nhơn – Hồn quê trong phố

Quy Nhơn – Hồn quê trong phố

Quy Nhơn là đô thị loại 1 nhưng ở ngoại thành vẫn còn những vùng quê rặt ri xứ Nẫu đủ để bạn khám phá. Thong thả dạo chơi, ngắm những cánh đồng, dòng sông, hàng cây xanh mát trong tầm mắt hay tìm hiểu công trình gắn với lịch sử hình thành của một vùng đất, bạn sẽ cảm thấy thư thái và thêm yêu thành phố này…

Chỉ khoảng mươi lăm phút chạy xe từ trung tâm Quy Nhơn, bạn đã bỏ lại sau lưng những tòa nhà cao tầng, đường phố đông đúc, nhộn nhịp, cùng nhịp sống tất bật… để về với khung cảnh yên bình của những cánh đồng lúa vẫn mênh mông tiếp nối ở phường Nhơn Phú, Nhơn Bình, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và xã Phước Mỹ.

Ở phường Nhơn Phú còn khá nhiều nhà dân có hàng rào, cổng được làm công phu bằng cây xanh.

Một trong những nơi ngắm cánh đồng lúa rất đẹp là ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ. Nhất là vào mùa lúa chín, thật thú vị khi theo đường bờ ruộng giữa hai bên là cánh đồng vàng rực, trải dài ngay dưới chân những dãy núi. Bà con nông dân rộn ràng thu hoạch lúa, những đàn trâu, bò nhởn nhơ gặm cỏ… càng tạo thêm sự sinh động, cuốn hút cho bức tranh đồng quê kề bên phố thị.

Trên đường đi dạo qua những thôn, khu phố vùng ngoại ô, hình ảnh quen thuộc như bao làng quê khác là những đụn rơm, rạ trong sân nhà dân. Có nhà ở KV 2 phường Nhơn Phú còn dựng đụn rơm, rạ như “tòa tháp” có 3 – 4 tầng… Chợt nhớ, “người kể chuyện làng” Huỳnh Kim Bửu từng chia sẻ: “Ngày xưa, nhà có đụn rạ, đụn rơm to, hẳn nhiều ruộng, nhà giàu; nhà có đụn rạ, đụn rơm vừa là nhà ruộng dăm sào, non mẫu, nhà trung lưu; nhà được đống rơm con con bằng cái quạt gió giê lúa nơi nhà ông hàng xóm là nhà không mảnh đất cắm dùi, nghèo rớt mồng tơi, chỉ đem nhặt góp rạ, rơm rơi vãi đem về”. Càng đi sâu vào những vùng “quê trong phố” ở Quy Nhơn, thật thích thú khi phát hiện ra những ngôi nhà có hàng rào, cổng được tạo hình đẹp mắt bằng các loại cây, hiện vẫn còn khá nhiều ở phường Nhơn Phú, Nhơn Bình, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu. Điều này ngoài sự công phu, khéo léo, còn thể hiện ý thức gìn giữ “cổng xanh truyền thống” của chủ nhà, bởi ở nhiều vùng quê trong tỉnh, hàng rào và cổng cây xanh đã được thay thế dần bằng cổng sắt, bê tông, lưới B40…

Một trong những nơi ngắm cánh đồng lúa rất đẹp là ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ. Nhất là vào mùa lúa chín, thật thú vị khi theo đường bờ ruộng giữa hai bên là cánh đồng vàng rực, trải dài ngay dưới chân những dãy núi. Bà con nông dân rộn ràng thu hoạch lúa, những đàn trâu, bò nhởn nhơ gặm cỏ… càng tạo thêm sự sinh động, cuốn hút cho bức tranh đồng quê kề bên phố thị.

Trên đường đi dạo qua những thôn, khu phố vùng ngoại ô, hình ảnh quen thuộc như bao làng quê khác là những đụn rơm, rạ trong sân nhà dân. Có nhà ở KV 2 phường Nhơn Phú còn dựng đụn rơm, rạ như “tòa tháp” có 3 – 4 tầng… Chợt nhớ, “người kể chuyện làng” Huỳnh Kim Bửu từng chia sẻ: “Ngày xưa, nhà có đụn rạ, đụn rơm to, hẳn nhiều ruộng, nhà giàu; nhà có đụn rạ, đụn rơm vừa là nhà ruộng dăm sào, non mẫu, nhà trung lưu; nhà được đống rơm con con bằng cái quạt gió giê lúa nơi nhà ông hàng xóm là nhà không mảnh đất cắm dùi, nghèo rớt mồng tơi, chỉ đem nhặt góp rạ, rơm rơi vãi đem về”. Càng đi sâu vào những vùng “quê trong phố” ở Quy Nhơn, thật thích thú khi phát hiện ra những ngôi nhà có hàng rào, cổng được tạo hình đẹp mắt bằng các loại cây, hiện vẫn còn khá nhiều ở phường Nhơn Phú, Nhơn Bình, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu. Điều này ngoài sự công phu, khéo léo, còn thể hiện ý thức gìn giữ “cổng xanh truyền thống” của chủ nhà, bởi ở nhiều vùng quê trong tỉnh, hàng rào và cổng cây xanh đã được thay thế dần bằng cổng sắt, bê tông, lưới B40…

Thôn Thanh Long xã Phước Mỹ là một trong những nơi ngắm cảnh đồng lúa đẹp ở khu vực ngoại thành Quy Nhơn.

Ở KV 5 phường Bùi Thị Xuân, có một ngôi nhà đến giờ vẫn giữ được hàng rào cây xanh dài cả trăm mét bao quanh; trong sân vườn rộng còn trồng hai hàng cau, hoa, cây cảnh đẹp mắt. Ở những vùng này còn có nhiều nhà trồng cây cảnh, hoa đủ sức hút bạn dừng chân ngắm hoài không chán.

Ở các phường ngoại thành Quy Nhơn hiện vẫn còn một số đình, miếu nhuốm màu thời gian cho dù làng quê đã trở thành khu phố từ lâu. Đến với ngôi đình ở KV 3 phường Nhơn Phú, ngay từ cổng vào bạn được khơi gợi cảm xúc khi đọc bảng giới thiệu vùng đất này trước đây là làng Nhơn Mỹ (còn có tên là ấp Hoa Mỹ) thuộc tổng Tuy Hòa, huyện Tuy Phước, được hình thành vào khoảng thế kỷ XV. Đình làng đầu tiên được xây dựng khoảng thế kỷ XVII, trải qua thời gian đã nhiều lần tu sửa, xây dựng công trình mới. Có quy mô và được tu sửa mới nhất là ngôi đình trên khu đất rộng ở vị trí trung tâm KV 7 phường Nhơn Bình.

Đình làng ở KV 7 phường Nhơn Bình.

Nếu bạn thích ngắm sông, hãy đi dọc theo bờ đê sông Hà Thanh ở phường Nhơn Phú, qua nhiều ngôi nhà trồng rau xanh mướt, những đoạn đường rợp mát bóng tre, thỉnh thoảng lại bắt gặp những người dân ngồi buông cần câu cá, hay chèo sõng buông lưới trên sông. Dừng lại ngắm cảnh ở khu vực công trình đập dâng Phú Hòa, có một đoạn sông uốn lượn qua đồi núi, tạo cảm giác như mình đang ở nơi nào đó thật xa thành phố… Đến với KV 8 phường Bùi Thị Xuân, điều thú vị sẽ chờ đón bạn khi tham quan các trang trại trồng nhiều giống cây ăn trái. Nếu đúng mùa thu hoạch, có thể mua các loại xoài, mít… ở các trang trại này về thưởng thức, tặng cho bạn bè, người thân sau một chuyến rong chơi thư giãn ở vùng ngoại thành.

Nguồn: baobinhdinh.com.vn