Lưu lượng giao thông ở các thành phố lớn của Việt Nam vẫn chưa trở lại trạng thái phục hồi như trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19, trung bình chỉ đạt 54%. Đây có thể là hiệu ứng tác động do yêu cầu giãn cách và hạn chế ra ngoài trong thời gian chống dịch, cũng có thể do nguyên nhân du lịch bị suy giảm nặng nề từ đợt bùng phát dịch lần thứ hai. Số liệu này được đưa ra từ nghiên cứu của Công ty Moving Walls, có trụ sở tại Malaysia, hợp tác với Cục Văn hoá Cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch thực hiện.
Nghiên cứu này dựa trên số liệu lưu lượng giao thông qua 9 điểm thường xuyên đông người, ở 03 thành phố lớn Hà Nội – HCM – Đà Nẵng (mỗi thành phố 03 điểm), ở 04 mốc thời gian khác nhau: trước khi có COVID-19 (trước 03/03/2020), trong thời gian giãn cách xã hội (sau 03/04/2020), sau giãn cách xã hội (sau 03/06/2020) và sau làn sóng COVID-19 thứ hai (sau 15/08/2020). Nếu lấy thời điểm trước khi bùng phát dịch, lưu lượng giao thông đạt 100%, thì ở thời điểm giãn cách xã hội, lưu lượng giao thông ở Hà Nội chỉ còn 12%, TP.HCM 14%, và Đà Nẵng 3%, chứng tỏ mức độ tuân thủ giãn cách rất cao. Sau thời gian giãn cách, mặc dù có sự nới lỏng và tâm lý xả hơi, lưu lượng giao thông chỉ tăng đến mức 54% tại Hà Nội, 61% ở TP.HCM và 36% ở Đà Nẵng. Ở thời điểm hiện tại, mức phục hồi lưu lượng giao thông ở 03 thành phố đạt 65% tại Hà Nội, 58% tại TP.HCM và 39% tại Đà Nẵng.
Moving Walls sử dụng công nghệ có bằng sáng chế tại Mỹ, gọi là hệ thống và phương pháp đo lượng người xem tại một vị trí cụ thể cho mạng truyền thông kỹ thuật số ngoài trời. Công nghệ này sử dụng dữ liệu điện thoại di động do các nhà cung cấp ứng dụng thu thập để theo dõi một cách khá chính xác lưu lượng giao thông đi qua một điểm được xác định bất kỳ. Trong bối cảnh tỷ lệ người sử dụng smart phone gia tăng rất nhanh (67% trên toàn cầu và 150% tại Việt Nam), số liệu này sẽ gần như chính xác. Công nghệ này được giới thiệu vào Việt Nam, nhằm giải quyết một vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trong ngành quảng cáo: đo lường hiệu quả quảng cáo ngoài trời. Các nguồn dữ liệu khác được Moving Walls sử dụng bao gồm: theo dõi lưu lượng giao thông, mức độ sử dụng thiết bị số tại từng địa điểm, dữ liệu IoT (Internet of Things) để đưa ra ước tính toàn diện về khối lượng và nhận diện người dùng trong mỗi khu vực.
Đánh giá cao chiến dịch thử nghiệm đo lường lưu lượng giao thông đô thị này, bà Ninh Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hoá Cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo ở Việt Nam, nhận xét: đây sẽ là một bước đột phá để hỗ trợ công tác quản lý quảng cáo ngoài trời, cho phép đo lường khá chính xác số lượng người nhìn thấy quảng cáo ngoài trời, một yêu cầu cho đến nay mới chỉ thực hiện được trên môi trường số và truyền hình. Với những dữ liệu được thống kê, chúng ta có thể biết rõ hơn những điểm nút giao thông có đông người qua lại cũng như thói quen, tần suất tham gia giao thông, để có thể có những hiệu chỉnh chính xác hơn trong quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
Đối với doanh nghiệp quảng cáo, một trong những băn khoăn rất lớn là hiệu quả của ngân sách quảng cáo ngoài trời. Với công nghệ của Moving Walls, họ sẽ biết khá chính xác số lượng người tiếp cận với quảng cáo của họ trên các trục đường khác nhau, thậm chí có thể biết rõ mức độ lưu lượng giao thông ở từng thời điểm trong ngày. Điều này sẽ giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn hơn khi đầu tư vào các vị trí và thời điểm quảng cáo ngoài trời.
Công nghệ này còn ứng dụng vào nhiều hoạt động kinh tế – xã hội khác nữa, dự án đo lường lưu lượng giao thông mùa Covid-19 chỉ là một ví dụ, cho phép các cơ quan quản lý có thêm dữ liệu để đưa ra các chính sách phù hợp điều chỉnh hành vi của công chúng, cũng như giúp các doanh nghiệp xác định rõ hơn hành động đầu tư cần thiết đối với mức độ đáp ứng của thị trường.
Ông Heng Aw, đại diện Moving Walls từ Singapore chia sẻ: tiềm năng ứng dụng của công nghệ mới này vẫn còn rất lớn, nhờ đó nó có khả năng truy xuất dữ liệu vị trí để lập kế hoạch, mua, xác thực và phân tích nhằm cải thiện hiệu quả các nội dung quảng cáo ngoài trời, cũng như nội dung quảng cáo dựa trên địa điểm như thang máy, vận tải công nghệ, trung tâm chuyển tuyến, trung tâm mua sắm và nhiều địa điểm khác.”
Tham khảo các thông số quan trọng trong báo cáo Xu hướng giao thông ở Việt Nam trong thời gian Covid-19:
TP.HCM
Ngã tư hàng xanh là một trong những nút giao thông sầm uất và lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh. Cầu vượt nút giao Hàng Xanh tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Chiếc cầu vượt này phần lớn để giúp giảm tải giao thông. Do đó, nhiều người sử dụng nút giao thông này làm tuyến đường đi làm hàng ngày của họ, điều này là cơ hội thuận lợi để tính toán sự tham gia giao thông của người xem trước, trong và sau giai đoạn giãn cách Covid-19. Xung quanh ngã tư này có rất nhiều dịch vụ tài chính, nhà hàng và quán cà phê. Dựa vào đặc thù của địa điểm, lượng người xem sẽ giảm trong thời gian giãn cách Covid-19, nhưng sau khi thời gian lệnh giãn cách nới lỏng, sẽ có sự gia tăng đáng kể trong sự di chuyển của người xem xung quanh vị trí này.
Ngã sáu Dân Chủ là một trong những nút giao thông thường xuyên ùn tắc ở Tp Hồ Chí Minh. Vào giờ cao điểm, nhất là các buổi tối, tại nút giao thông này thường xuyên xảy ra ùn tắc nghiêm trọng. Theo ghi nhận từ các báo cáo trên mạng, hầu hết xe ô tô bị kẹt tại đây hơn 15 phút trong giờ cao điểm ùn tắc.Điểm giao lộ đông đúc này cho thấy bức tranh rõ ràng về việc tham gia giao thông của người xem trong và sau giai đoạn giãn cách xã hội. Ngoài ra có rất nhiều bệnh viện, nhà hàng, quán cà phê và trường học xung quang vòng xoay này. Giống như ngã tư Hàng Xanh trước đó, lượng người xem tại địa điểm này sẽ tương tự trong suốt thời gian giãn cách xã hội.
Hà Nội
Địa điểm nút giao Ngã Tư Sở – Đường trên cao Cầu Vĩnh Tuy được xây dựng để giảm bớt lưu lượng xe vào giờ cao điểm. Khu vực này được bao quanh bởi nhiều quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi và mua sắm. Nút giao thông này giúp ta có cái nhìn tổng quát về lưu lượng tham gia giao thông của người xem trước, trong và sau thời gian giãn cách ở Hà Nội. Sẽ có sự sụt giảm về lượt xem của người dân trong thời gian giãn cách và nó sẽ tăng đột biến sau khi quá trình giãn cách được nới lỏng vì nhiều người sẽ tiếp tục quay trở lại lối sống thường ngày của họ.
Hoàng Minh Giám là một trong những cây cầu cầu tọa lạc tại vòng xoay Nguyễn Thái Sơn có tiếng tại Hà Nội. Cầu vượt này giúp giao thông thông suốt đến Sân Bay Quốc Tế Nội Bài.
Đà Nẵng
Nguyễn Hữu Thọ là một trong những nút giao thông ở Đà Nẵng được bao quanh bởi bệnh viện, khách sạn, quán cà phê và nhà hàng. Ngoài ra còn có vài dịch vụ tài chính và cửa hàng nhỏ xung quanh giao lộ này. Trong thời gian giãn cách Covid-19, việc di chuyển của người xem sẽ giảm ở vị trí này, hy vọng nhu cầu đi lại của người xem sẽ tăng lên khi các hạn chế của lệnh giãn cách được dỡ bỏ.