Home / Thể thao / Nhân Ngày NGVN: toa đàm NSND Đinh Bằng Phi một đời theo hát bội

Nhân Ngày NGVN: toa đàm NSND Đinh Bằng Phi một đời theo hát bội

Sáng 18/11/2020;  tại Hội Sân khấu TP.HCM, Ban Lý luận Phê bình và CLB Phóng viên Sân khấu đã khai mạc triển lãm ảnh và tọa đàm chuyên đề NSND Đinh Bằng Phi – Một đời theo Hát Bội”.

Đến tham dự chương trình có khá đông các nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ khác nhau như: NSDN Kim Cương, NSUT Ca Lê Hồng, NSND Lê Chức…đã chia sẻ về một đời đam mê “hát bội” của NSND Đinh Bằng Phi.

NSND Đinh Bằng Phi năm nay hơn 80 tuổi, là một trong những tài danh đất Nam Bộ, là người “ngoại đạo” đến với hát bội nhưng sau hơn 55 năm gắn bó và trở thành một trong 03 gương mặt ấn tượng của bộ môn Nghệ thuật Hát Bội là: nghệ sĩ Năm Đồ và Thành Tôn.

NSND Đinh Bằng Phi đã sáng tác, chuyển thể gần 40 kịch bản, dựng một số tác phẩm như: Trần Bình Trọng tuẫn tiết, Cánh tay Vương Tá, Ngọc Kỳ Lân xuất thế, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Xử án Bàng Quý Phi…Ngoài ra, ông còn viết sách nghiên cứu: ”Nhìn về sân khấu hát bội Nam Bộ” (1995), được xem là một trong số ít viên gạch xây nền móng nghiên cứu lịch sử hát bội Nam Bộ.

Nam Bộ có một thời kỳ sung mãn của hát bội, từ đầu thế kỷ 19 – 20; Lục tỉnh Nam Kỳ – tỉnh nào cũng có một gánh hát bội phục vụ cho lễ cúng Đình – cúng Miếu hàng năm. Vì thời đó ở nông thôn nhà dân không có ti – vi, phim ảnh không phổ biến, cải lương thì chưa về tới…Người thôn quê chỉ biết xem hát bội, với những câu chuyện gắn liền với lịch sử như: Chung Vô Diệm, Tiết Đinh Sang – Phàn Lê Huê, Thần nữ dân ngũ linh kỳ…Đến những năm 30 khi cải lương xuất hiện, hát bội mới mất dần thế độc tôn.

Nhưng; với những khán giả yêu và hiểu hát bội thì đây là bộ môn rất hay, nó thể hiện tính ước lệ cao trong từng động tác diễn của người nghệ sĩ. Nó được người nghệ sĩ thể hiện điêu luyện qua những bước đi xuyến, đi gối, xoay chân, lên ngựa…Bởi trong từng động tác nó gắn vào sự rộn ràng của tiếng nhạc.

Thế nhưng; hát bội thường vẽ mặt rất “bặm trợn”, hát phải “ự” và câu ngắn, ngôn ngữ hát bội rất cổ…Nên các bạn trẻ bây giờ không thích, các đoàn hát bội đã cải biên gần như “lai cải lương”. Điều này đã thật sự làm phân luồng hai dạng khán giả: xưa thích hát “ự”, nay thì không thích…Hát bội không thể mất đi trong những lễ hội dân gian, lễ Kỳ Yên…nhưng cũng khó phát triển trong tương lại. Đây là một trong những thử thách lớn đối với những ai yêu quý Văn hóa dân tộc.