Lễ Kỷ niệm 30 năm gia nhập Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) và Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ 04, được Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, UBND TP.HCM và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, tổ chức sáng ngày 15/01/2021 tại TP.HCM.
Trong chuỗi lễ kỷ niệm này còn diễn ra nhiều sự kiện như: lễ kỷ niệm Ngày cà phê Việt Nam lần thứ 04, kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam và gia nhập Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), hội chợ triển lãm cà phê, hội nghị giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê trong nước và nước ngoài, hội thảo quốc tế: “Đẩy mạnh chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng cà phê Việt Nam”.
Câu chuyện cà phê thế giới:
Nguồn gốc cây cà phê là câu chuyện được lưu hành rộng rãi nhất về sự khám phá ra cà phê và những đêm thức trắng trong một tu viện của chàng chăn cừu – chăn dê Kaldi. Lúc đó Kaldi thấy bầy cừu – dê bồn chồn chẳng chịu nằm yên. Kaldi là một người chăn cừu người Ả Rập, sống vào thế kỷ thứ 03 trước Công Nguyên, ở một nơi mà ngày nay người ta gọi là Ethiopia, khi nhận thấy lũ dê – cừu nhảy nhót một cách bất thường mỗi khi chúng ăn những quả chín đỏ của một loại cây. Sau đó được các các thầy tu nấu uống thử và cảm thấy tỉnh táo khi cầu kinh. Đến thế kỷ thứ 15 – 16, loại cây đó được trồng ờ khắp nơi trên lãnh thổ Yemen của bán đảo Ả Rập.
Cà phê được các nhà truyền giáo người Pháp mang đến Hảo Nho – Ninh Bình và trồng thử ở nông trường Đồng Giao từ năm 1857, sau đó phát triển ra Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay cà phê được trồng trên 18 tỉnh – thành, chủ yếu là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Sơn La, Bình Phước, Quảng Trị…
Lịch sử làm nên thương hiệu cà phê Việt:
Năm 1960; Bác Hồ về thăm nông trường Đồng Giao – Ninh Bình, sản lượng của Đồng Giao lúc đó là 2.600 tấn và năm 1961, Bác có về thăm nông trường Đồng Hiếu – Nghệ An. Tuy nhiên; cây cà phê thật sự được đưa vào kế hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày ở Việt Nam phải tính từ sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Nếu tính từ năm 1910 những đồn điền cà phê đầu tiên được mở mang cho đến năm 1975, trải qua hơn 65 năm cả nước mới có trên 10.000 ha cà phê, với sản lượng nhỏ bé không quá 6.000 Tấn.
Ngày 26/03/1991; đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành cà phê Việt Nam, khi chúng ta chính thức gia nhập Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) và trở thành sự vươn lên mạnh mẽ để hội nhập với thế giới.
Ông Lương Văn Tự cho biết: cách đây 30 năm; khi thành lập Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam và gia nhập tổ chức cà phê thế giới, thị phần ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê toàn cầu chỉ chiếm 1,4%. Đến nay Việt Nam đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới,I chiếm gần 20% thị phần toàn cầu. Đây là kết quả của chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ trong việc tập trung mọi người nguồn lực để phát triển cây cà phê. Sự vào cuộc tích cực của các Bộ – Ngành và địa phương, sự đóng góp công sức của hàng triệu người nông dân trồng cà phê, các sư đoàn quân đội và hàng ngàn doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò quan trọng của Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam.
Trao tặng Bằng khen cho đại diện VICOFA.
Niên vụ 2019 – 2020; diện tích trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên có hơn 600.000 ha, sản lượng đạt hơn 1,64 triệu tấn, với năng suất bình quân là 2,74 tấn/ha và giải quyết hơn 01triệu việc làm cho người lao động. Trong đó tỉnh Đắk Lắk có hơn 200.000 ha cà phê, tổng sản lượng khoảng 450.000 tấn; tỉnh Gia Lai có trên 97.000 ha trồng cà phê, với diện tích cho hoạch hơn 80.000 ha; Lâm Đồng đạt 500.000 tấn.
Theo báo cáo thị trường tháng 11/2020 của tổ chức cà phê Quốc tế ICO, sản lượng cà phê thế giới vụ 2019 – 20, ước đạt xấp xỉ 168,55 triệu bao, giảm 1,6% so với vụ trước. Chỉ riêng khu vực châu Á và châu Đại Dương là tăng 4,1% lên mức 50,07 triệu bao, còn lại các khu vực khác đều giảm.
Năm 2020, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,74 triệu tấn, năng suất 2,73 tấn/ha, gấp trên 3 lần mức năng suất bình quân của cà phê thế giới. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, xuất khẩu cà phê năm 2020 vẫn đạt gần 03 tỷ USD.