Home / Doanh nghiệp / Tọa đàm về thế hệ Gen Z – Khởi nghề hay khởi nghiệp

Tọa đàm về thế hệ Gen Z – Khởi nghề hay khởi nghiệp

Ngày 04/04/2021, tại Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM đã diễn ra buổi Tọa đàm “Thế hệ Gen Z – Khởi nghề hay Khởi nghiệp?”, do 02 diễn giả tranh luận với nhau là Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT kiêm Nhà sáng lập CTCP Xúc tiến Đầu tư & Hỗ trợ Doanh nghiệp IBP, Nhà sáng lập BSSC, Phó CT Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA) và ông Nguyễn Khắc Nguyện – Giám đốc khối Quản trị Nguồn nhân lực Ngân hàng ACB.

Nếu thế giới có Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Elon Musk…Việt Nam cũng có Văn Đinh Hồng Vũ Co-Founder & CEO Elsa Speak, Hùng Trần Founder & CEO Got It, Vũ Duy Thức Co-Founder & CEO OhmniLabs, Phạm Khánh Linh Founder & CEO Logivan…. Câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khởi nghiệp trẻ tài năng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ có tuy tư duy nhạy bén, yêu thích sự đổi mới sáng tạo lựa chọn con đường khởi nghiệp để thỏa mãn đam mê. Nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, nhiều người đã phải chấp nhận thất bại cay đắng hết lần này đến lần khác. Trong khi đó, lựa chọn con đường khởi nghề có chỉ số an toàn cao nhưng vẫn đầy màu sắc trải nghiệm khi được trải qua nhiều vị trí công việc, xây dựng nhiều mối quan hệ để trưởng thành. Vậy thì các bạn trẻ, nên chọn Khởi nghề hay Khởi nghiệp?

Khởi nghề hay Khởi nghiệp? Thuộc chuỗi sự kiện phát động cuộc thi khởi nghiệp Startup Wheel 2021, được giới chuyên môn đánh giá là một trong những cuộc thi khởi nghiệp chuyên sâu và lớn nhất Đông Nam Á. Startup Wheel diễn ra 08 năm liên tiếp. Mỗi năm, Startup Wheel thu hút sự tham gia của hơn 1.800 startups từ 20 quốc gia và hơn 60 tỉnh – thành Việt Nam. Các startup Việt bước ra từ Startup Wheel – Bảng Việt Nam và đạt được các thành tựu nổi bật như: Vexere.com, Edu2Review, Hector, Joolux, EyeQ Tech, Vbee, T-Farm, Telepro…Bên cạnh đó, các startup quốc tế như: Jandi từ Hàn Quốc, Aversafe từ Canada, Saathi từ Ấn Độ, TradingView từ Anh, Bitsensing từ Hàn Quốc, Verily Vision từ Thái Lan…..tham gia Startup Wheel – Bảng Quốc tế từ sự thành công trên thị trường quốc tế đã triển khai kế hoạch mở rộng đến thị trường Việt Nam.

Thế nhưng, để một Startup Wheel thành công thì không dễ dàng gì. Họ đã có được gì và đấu tranh gì với những kinh nghiệm xã hội, nghề nghiệp, tài chánh, quản lý doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường…Điều đó nó ẩn trong không gian “hẹp”, do bản thân họ hiểu biết. Còn các bạn trẻ có hiểu được họ đã trải qua như thế nào để thành công, đó cũng chính là những quan điểm đưa ra để hai diễn giả tranh luận và người tham dự là “sinh viên” lắng nghe, tìm để hiểu và dựa vào bản thân để chọn lựa cho mình một tương lai: khởi nghề hay khởi nghiệp; phạm trù nào mang lại đam mê và hạnh phúc cho chính mình thì mình chọn.

Trương Lý Hoàng Phi nêu ý kiến: rất dễ nhận dạng Gen Z, vì lúc nào các bạn cũng cầm trên tay chiếc smartphone. Các bạn trẻ trước kia thiếu cộng đồng để thể hiện, thì với các bạn sinh viên bây giờ – các bạn có nhiều cơ hội để chọn việc làm cho mình từ năm thứ hai, có nhiều bạn cho rằng đại học không còn quan trọng, vì các bạn đứng trước quá nhiều cơ hội. Và khởi nghiệp chính là cơ hội hóa thân cho ý tưởng, đi làm thuê thì ý tưởng chưa chắc các công ty chọn…

Ngay lập tức Nguyễn Khắc Nguyện lập luận rằng: nhiều cơ hội dễ tạo ra bệnh trầm cảm, thiếu quyết đoán và nó đong đưa chúng ta. Nhiều lựa chọn dẫn đến nhiều suy nghĩ và căn cứ của lập luận dễ thay đổi. Chúng ta dễ bị dằn vặt vì thời cuộc và chúng ta bệnh trầm cảm bởi có nhiều cơ hội…

Buổi tọa đàm, hai vị diễn giả nhắn gửi thông điệp đến thế hệ Gen Z, dù chọn khởi nghề hay khởi nghiệp thì các bạn trẻ phải luôn ở thế làm chủ, làm chủ giấc mơ, làm chủ kế hoạch, làm chủ quyết định, làm chủ cuộc đời. Hãy mạnh dạn mơ giấc mơ lớn, đặt ra kế hoạch, vạch ra chặng đường để đạt milestone, luôn kiểm tra checklist và không quên rút tỉa bài học sau mỗi chặng đường đã đi qua. Hãy mạnh dạn bước vào hành trình khám phá điều gì mình giỏi nhất, và đó là hành trình của mỗi cá nhân trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi mạnh điều gì? Trước khi già đi thì hãy sống “đã đời” cho đúng với tuổi trẻ của mình, lao vào thử, sai thì sửa. Hãy trở thành thỏi nam châm thu hút những nguồn lực hay ho, đừng là con lắc đu đưa không mục đích.

Tuy nhiên, cần phải quan niệm đúng về chữ nghề – chữ nghiệp. Làm nghề hay làm công việc mà mình chú tâm, yêu thích và chỉ muốn phát triển điều mình thích đến đỉnh cao, thì tốt nhất nên khởi nghề. Vì đó chỉ là một công việc quy nhất, ông bà ta đã có câu “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”.

Còn chọn khởi nghiệp thì sao? Lúc đó bản thân bạn phải trăn trở một điều gì đó cho chính ước mơ của mình và giải quyết ước mơ đó tại một thời điểm – mốc lịch sử – giai đoạn xã hội – giá trị cho cộng đồng. Phải khởi nghiệp mới thực hiện được ước mơ, vậy thì tai sao không nên khởi nghiệp và chính đam mê sẽ dẫn dắt bạn vượt qua tất cả: nhận định sai lệch, khó khăn về tài chánh, khó khăn về sự hội nhập…Và không có điều gì làm bạn chùng bước thì khởi nghiệp sẽ thành công.