Home / Tin tức / Sở Tư pháp TPHCM kỷ niệm 49 năm thành lập: liệu có còn giữ được những văn bản luật chép tay?

Sở Tư pháp TPHCM kỷ niệm 49 năm thành lập: liệu có còn giữ được những văn bản luật chép tay?

Sáng ngày 27/03/2022; Sở Tư Pháp TP.HCM tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập (27-3-1982_27-3-2022), với một tuổi đời tương đương “tuổi đời” của chính quyền của TP.HCM,chắc chắn là Sở Tư Pháp TP.HCM có nhiều những dấu ấn ban đầu khó khăn nhất ở TP.HCM.

Buổi lễ kỷ niện diễn ra tại Nhà hát TP.HCM trong không khí trang trọng, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tư Pháp – Mai Lương Khôi, Bí Thư Thành ủy TP.HCM – Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM – Phan Văn Mãi, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – Ngô Minh Châu…

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Sở Tư pháp luôn nhận được sự quan tâm sâu sát, kịp thời của Bộ Tư pháp, Thành ủy- UBND TP.HCM, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước đi lên, liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng – Nhà nước giao phó.

Sở Tư pháp TP.HCM nhận Cờ truyền thống của UBND TP.HCM

Ngày đầu thành lập; Sở Tư pháp chỉ có 06 phòng chuyên môn và 01 đơn vị trực thuộc là Trường Cán bộ Pháp lý, với 45 biên chế và 01 Chi bộ có 12 Đảng viên trực thuộc Đảng bộ quận 3. Đến nay, Sở Tư pháp có 10 phòng chuyên môn, 10 đơn vị trực thuộc, 354 công chức – viên chức – người lao động. Trong quá trình hình thành và phát triển 40 năm qua, Sở Tư pháp đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, kiện toàn, củng cố, phát triển tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan khác trong Khối Nội chính như: Tòa án nhân dân quận – huyện (giai đoạn từ tháng 03/1983 đến tháng 9/2002), các cơ quan Thi hành án dân sự (giai đoạn từ tháng 07/1993 đến tháng 11/2009). Trong giai đoạn này, Sở Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với TAND TP.HCM và các cơ quan có liên quan, cấp ủy các quận, huyện đặt những tiền đề đầu tiên cho sự phát triển của tổ chức bộ máy và công tác nhân sự cho các cơ quan Tòa án quận, huyện và cơ quan Thi hành án các cấp trên địa bàn TP.HCM.

Bà Ngô Minh Hồng – Nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM chia sẻ: lúc mới lúc mới về cơ quan; tôi được nghe tên những người đầu tiên công tác tại Phòng Pháp Chế, sau này là Ban Pháp chế tiền thân của Sở Tư Pháp, tên nhóm rất ấn tượng là “Chương – Chi – Chiểu – Chơi – Mạnh – Mạnh”. Tôi được bố trí về Phòng Xây dựng Pháp luật nay là Phòng văn bản Pháp quy, nghiên cứu pháp luật để tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành văn bản. Lúc đó không có phương tiện nhân bản nào khác nên những văn bản hiếm, từng người phải chép tay nguyên văn bản, chú ý chính xác từng dấu phẩy, dấu chấm. Đến cuối những năm 1990; cơ quan vẫn còn biên chế đánh máy, chưa có máy tính, máy in, quy trình đánh máy thế này: chuyên viên viết tay bản thảo xong đưa cho lãnh đạo Phòng duyệt, sau đó chuyển lãnh đạo Sở duyệt, nếu có sửa nhiều thì chuyên viên phải chép lại toàn bộ…rồi mới trình lãnh đạo Sở, duyệt xong đưa đi đánh máy, ký phát hành. Tôi không biết SỞ Tư Pháp có lưu trữ được bao nhiêu bản viết tay của các văn bản pháp luật? Đó là cả quá trình gian nan, khó khăn của cán bộ – nhân viên Sở Tư pháp: viết tay, giấy đen…

Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa; xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ – thống nhất – khả thi – công khai – minh bạch, đặt ra cho Ngành Tư pháp cả nước nói chung và Ngành Tư pháp TP.HCM nói riêng những yêu cầu và nhiệm vụ mới. Đây không chỉ là thách thức, trách nhiệm mà còn là cơ hội, vinh dự mà lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thành ủy – UBND TP.HCM tin tưởng giao cho lãnh đạo Sở Tư pháp TP.HCM.

Những điều ‘đầu tiên’ ở Sở Tư pháp TP.HCM - ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 thành lâp Sở Tư pháp. Ảnh: Nguyễn Tiến.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp – Mai Lương Khôi cho rằng: Sở Tư pháp TP.HCM có nhiều điều đầu tiên trong nhiều lĩnh vực, mô hình hoạt động tư pháp và cho ra đời tờ báo Pháp Luật đầu tiên tại địa phương của cả nước. Sở Tư pháp TP.HCM đã không ngừng tự đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những đề xuất, giải pháp chuyên môn mới kết hợp với việc nghiên cứu, kế thừa, phát huy những kinh nghiệm, cách làm còn phù hợp. Tôi đưa ra một vài đề nghị với Sở Tư pháp TP.HCM như sau: bám sát chương trình trọng tâm của Bộ ngành Tư pháp, thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương, thực hiện tốt 06 chỉ tiêu của Bộ Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025, nâng cao chất lượng công tác xây dựng Ban -Ngành văn bản về vi phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện tốt công tác thẩm định kiểm tra văn bản vi phạm pháp luật…Xem đây là những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động liên ngành pháp luật tại địa phương, nghiên cứu hoàn thiện thể chế môi trường đầu tư…

TP.HCM là nơi luôn phát sinh các vấn đề, thách thức mới, nhiều chính sách của Đảng – Nhà nước được chọn làm thí điểm nên Sở Tư pháp cũng là đơn vị được giao thực hiện các chủ trương, chính sách mang tính đột phá, các nhiệm vụ hoàn toàn mới, mang tính thí điểm của Ngành Tư pháp như: thí điểm thực hiện thành lập Phòng Công chứng nhà nước, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, phân cấp trong đăng ký và quản lý hộ tịch chế định thừa phát lại…