Sáng ngày 22/04/2022; Sacombank đã tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2022, với tổng số cổ đông và người đại diện ủy quyền tham dự khoảng 634 người, đại diện cho 1,18 tỷ tổng cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 62,7%, trên tổng số cổ đông của Sacombank là 92.367 cổ đông.
Tại ĐHCĐ năm 2022, vàng bạc đá quý Sacombank – SBJ, đã tặng cho cổ đông loại 0,5 chỉ (Thần tài, Túi Lộc…) đang được mua vào với giá 2,75 triệu đồng, bán ra ở mức 2,88 triệu đồng.
Trong năm 2021; Sacombank đã thu hồi, xử lý nợ xấu và tài khoản tồn động 14.087 tỷ đồng trong đó đã thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt mục tiêu ĐHCĐ giao là 10.000 tỷ đồng. Nâng mức thu hồi lũy kế từ khi triển khai đề án lên 58.306 tỷ tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đề án đến năm 2025, vượt 7,9% tiến độ. Hoàn tất thanh lý toàn bộ 81, 56 triệu cổ phiếu quỹ trong năm 202, mang lại nguồn thặng dư 1.684 tỷ đồng, giúp tăng vốn tự có và bổ sung vốn kinh doanh. Phục hồi vị thế trên thị trường, được giới đầu tư đánh giá cao, giá cổ phiếu STB đã tăng gấp 3,3 lần thì giá năm 2016 từ 9.450 đồng lên 31.500 đồng.
Tuy nhiên; với dư luận của thị trường làm đảo lộn gía cổ phiếu từ một số cá nhân, nên cổ đông đã chất vấn Sacombank cho vay đối với hệ sinh thái FLC và xử lý nợ liên quan KCN Phong Phú ra sao?
Ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT cho biết: khoảng 01 tháng nữa sẽ thu hồi xong khoản vay của FLC, thực ra khoản nợ này là khoản nợ tốt nhưng do sức ép dư luận nên Sacombank phải thu hồi sớm. Liên quan đến nợ xấu ngân hàng đang tích cực làm việc với UBND TP.HCM để đưa ra thời gian giải quyết đấu giá khoản nợ, dự kiến trong năm 2022 sẽ giải quyết dứt điểm việc đấu giá khoản nợ xấu.
Đối với câu hỏi của cổ đông và dư nợ cho vay BĐS, dư nợ cho vay với hệ sinh thái FLC và Bamboo Airways như thế nào?
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – TGĐ Sacombank nêu ý kiến: lãi dự thu cuối năm 2021 gần 6.000 tỷ đồng, quý vừa rồi trích lập gần 2.500 tỷ đồng, phần còn lại trích lập trong năm 2022 và dự kiến quý 03 sẽ trích lập đủ. Các khoản dự thu sẽ xử lý xong trước khi trình NHNN xử lý các cổ phiếu VAMC.
Tặng vàng Thần Tài may mắm cho cổ đông
Kết thúc năm 2021; tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 521.000 tỷ đồng, tăng 6%; huy động vốn tăng 4% đạt hơn 464.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 1,47%; số dự phòng tăng gần 24% đạt hơn 16.130 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 4.400 tỷ, tăng 31,8%. Các chỉ số sinh lời tiếp tục được cải thiện với ROA bình quân đạt 0,67% và ROE đạt 10,79%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng 30,6% đạt 1.630 đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hơn 34,6 ngàn tỷ đồng. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn tuân thủ theo đúng theo quy định của NHNN. Sacombank đã trích lập được 8.260 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng trong năm qua, nâng tổng mức trích lập luỹ kế lên 20.287 tỷ, đạt 87,5% kế hoạch tổng thể của đề án đến năm 2025.
Năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên trên 573 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với 2021; nguồn vốn huy động tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên 5.280 tỷ đồng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Các giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm nay gồm: Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng còn lại; Tiếp tục phát triển các giải pháp công nghệ số trong tất cả các hoạt động chính của ngân hàng; hoàn thiện các dự án quản trị rủi ro theo Basel II; khai thác hiệu quả nguồn vốn và tăng hiệu suất sử dụng tài sản; mở rộng quy mô; tăng năng suất lao động; thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên (ESOP) để gắn kết bền chặt hơn giữa người lao động với Sacombank.
Điểm quan trong tại ĐHCĐ thường niên năm 2022 của Sacombank là bầu cử Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022 – 2026. Theo lịch trình; HĐQT nhiệm kỳ mới sẽ có 07 thành viên, trong đó có 02 thành viên độc lập.
Đứng đầu danh sách đề cử là ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT đương nhiệm và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Tổng giám đốc. Cả ông Minh, 02 thành viên này đều được sở hữu trên 10% vốn Sacombank đề cử và được HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2021 đề cử làm thành viên nhiệm kỳ mới.
Ông Phạm Văn Phong (1962), ông Nguyễn Xuân Vũ (1981), ông Phan Đình Tuệ (1966), bà Phạm Thị Thu Hằng (1962) và ông Vương Công Đức (1971). 05 nhân sự này đều được HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2021 đề cử. Trong đó, ông Đức và bà Hằng được đề cử làm thành viên HĐQT độc lập.
Danh sách đề cử BKS có ông Trần Minh Triết, trưởng BKS đương nhiệm; ông Lê Văn Thành (1963), bà Hà Quỳnh Anh (1971) và ông Lâm Văn Kiệt (1972)./.