Sáng ngày 29/04/2022; Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2022; tại đại hội ông Ngô Văn Đông – TGĐ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chia sẻ: năm 2021 là năm Công ty gặp khó khăn nhất trong sản xuất – kinh doanh, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cắt đứt chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả nguyên liệu sản xuất phân bón tăng cao như: Urê, DAP, SA , Kali…vào thời điểm cuối năm 2021 tăng gấp 02 – 03, lúc đó người nông dân chuyển sang sử dụng phân hữu cơ và NPK nên Công ty gặp thuận lợi hơn.
Năm 2021; Công ty Bình Điền tổ chức 04 phiên họp lấy ý kiến của các kiểm soát viên, tổng mức thù lao của Ban kiểm soát năm 2021 là 96.000.000 đồng. Tính đến 31/12/2021; tổng doanh thu thuần và thu nhập là 4.684 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 205 tỷ đồng, lợi nhuận sau thế là 170 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất thực hiện hơn 7.889 tỷ đồng, so với năm 2020 đạt 142,7%, so với kế hoạch năm 2021 đạt 138,7%.
Đối với các cổ phiếu chưa Niêm và không có giá giao dịch, giá trị hợp lý được xác định bằng chênh lệch giữa giá gốc khoản đầu tư với mức dự phòng. Mức dự phòng được xác định dựa vào báo cáo tài chính của bên nhận đầu tư như khoản đầu tư vào: Công ty TNHH MTV Thể thao Bình Điền Long An (LA), với tỷ lệ góp vốn 100% vốn điều lệ, vốn điệu lệ là 05 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Bình Điền Lâm Đồng (LĐ), với tỷ lệ góp vốn là 51% vốn điều lệ, số vốn điều lệ là 88.529.760.000 đồng. Công ty Cổ phần Bình Điền MêKông (TN), với tỷ lệ vốn góp là 51% vốn điều lệ, vốn điều lệ là 39.000.000.000 đồng.
Cổ đông 759 đặt câu hỏi
Ở phần thảo luận, các cổ đông đã đặt nhiều câu hỏi khá sâu sắc, chứng tỏ cổ đông theo dõi kỹ hoạt động của Công ty như: cổ đông số 579 cho rằng HĐQT đưa ra chỉ tiêu 20% cổ tức của năm 2022 thấp hơn năm 2021, Công ty chưa thật quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông. Cổ đông số 2337 thì quan tâm đến thuế xuất khẩu của NPK, dây chuyền sản xuất ở nhà máy Ninh Bình, sản lượng tiêu thụ…
Để trả lời các cổ đông đại diện HĐQT nói rõ: việc chia cổ tức khiêm tốn là do tình hình khó khăn còn gặp lại trong năm 2022. Năm 2021 nguyên liệu đầu vào tăng, dẫn đến khó khăn. Công ty Bình Điền xuất khẩu phân NPK sang thị trường Campuchia khó khăn, vì có nhiều đối thủ nước ngoài cạnh tranh. Còn vấn đề dây chuyền của nhà máy ở Ninh Bình hiện nay sản xuất tốt. Hiện tại; thị trường chung sử dụng khoảng 10 tấn NPK, công nghệ Việt Nam chưa chuyển đổi, chỉ thay đổi sử dụng…thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp nào có khách hàng nhiều thì bán nhiều sản lượng. Quý 01, Công ty Bình Điền tiêu thụ NPK ở công ty mẹ đạt khoảng 90.000 tấn. Thường thì giá phân NPK của Bình Điền trong nước cao hơn xuất khẩu là do chính sách bán hàng. Năm 2021, Công ty Bình Điền xuất khẩu 80 tấn NPK sang thị trường Campuchia, thị trường này cạnh tranh khá khó khăn nhưng do nông dân Campuchia quen dùng phân bón Đầu trâu vì họ tin tưởng.
Kế hoạch kinh doanh của Công ty Bình Điền năm 2022
Thành viên HĐQT trực thuộc Hội đồng Khoa học của Công ty cho biết: Bình Điền không bán phân đơn thuần mà chia sẻ cho người nông dân trúng mùa, được giá. Vấn đề một bao phân không nằm ở giá trị mắc hay rẻ, mà ở năng suất lúa, khi sử dụng phân bón Bình Điền, chúng tôi gởi gắm toàn bộ kỹ thuật lồng ghép trong phân bón. Sử phân bón Đầu Trâu sẽ ngậm được phèn, tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa…Vì thế không thể so sánh giá với các loại phân bón khác. Chúng tôi đưa ra triết lý và hiệu quả: người nuôi đất – đất nuôi cây – cây nuôi người. Không thể tính toán trong một vụ mùa cho việc bón phân của Công ty Bình Điền, nông dân không quan tâm giá lên – giá xuống…Nhưng Công ty Bình Điền không tăng giá theo thị trường, tăng theo chỉ số cho phép. Công ty Bình Điền không chỉ đồng hành với người nông dân về cây lúa mà ở nhiều lĩnh vực khác. Công ty Bình Điền là những người đang giúp nông nông dân phát triển về “nông nghiệp”, chứ không phải người bán phân đơn thuần.
Trong năm 2022; Công ty Bình Điền tập trung vào mục tiêu chính sách hợp lý để phát triển thị trường mới chưa có kên phân phối, chú trọng giữ vững thị trường trong nước, thị trường Campuchia, phát triển thị trường Lào và một số khu vực./.