Home / Tin tức / Khai mạc triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người”

Khai mạc triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người”

Sáng ngày 05/06/2022; trong không khí cả nước kỷ niệm 111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 05 tháng 06 năm 1911, Bảo tàng Hồ Chí Minh  – CN  TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh – Thừa Thiên – Huế, khai mạc triển lãm chuyên đề ” Về nơi lưu dấu chân Người”, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN TP. HCM.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều năm sinh sống tại mảnh đất Kinh đô Huế; Người sớm hiểu biết và chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than rên xiết dưới ách thống trị của quân xâm lược. Ngày 05/06/1911, tại Hương Cảng Sài Gòn người đã tạm biệt tổ quốc sang Pháp và các nước, với khát vọng cháy bỏng giành lại độc lập tự do cho đất nước, quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và để đi.

Đại biểu nghe giới thiệu về  nội dung “Về nơi lưu dấu chân Người” 

Suốt 30 năm bôn ba khắp các Châu lục; để quan sát tìm hiểu và học hỏi, Người đã tìm ra chân lý sáng ngời “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng”. Có thể khẳng định 10 năm tại Huế , 04 tháng tại Sài Gòn; những nơi người đã đi qua trong hành trình tìm đường cứu nước đều để lại những kỷ niệm dấu ấn về một thời tuổi trẻ sôi nổi của Bác. Với những quyết định đúng đắn, mong thực hiện lý tưởng tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, để rồi trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại – Người chiến sĩ cộng sản ưu tú – Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam.

Triển lãm trưng bày 150 hình ảnh, tư liệu tái hiện các di tích ở Thừa Thiên – Huế với quá trình hình thành, phát triển, nổ lực tu bổ, tôn tạo phục hồi di tích gốc, đặc biệt là những câu chuyện kể xúc động khắc họa cuộc sống sinh hoạt học tập lao động của Người và gia đình.

Lưu giữ vật dụng thường ngày của Người ngày xưa

Bảo tàng còn triển lãm đưa công chúng trở về không gian văn hóa Huế, với bối cảnh lịch sử chính trị đất Kinh Kỳ cùng với nề nếp của gia đình xứ Nghệ để thẩm thấu một trong những mạch nguồn hình thành tư tưởng nhân cách văn hóa lớn trong con người Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Cùng với các di tích ở Huế; hệ thống di tích lưu niệm về Người tại TP.HCM như: di tích nhà số 185/1 đường Cô Bắc – quận Nhất, Trường cơ khí Á Châu Sài Gòn, di tích số 05 đường Châu Văn Liêm – quận 05, di tích Bến Nhà Rồng…Cũng được trưng bày một cách sinh động và giới thiệu đến công chúng hệ thống di tích lưu niệm về Hồ Chủ Tịch từ Huế đến TP.HCM. Đặc biệt là hình ảnh các hoạt động phát huy giá trị di sản của Người được trưng bày, giới thiệu nhằm góp phần khẳng định vai trò vị thế của hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, đem đến cho công chúng cái nhìn toàn diện và sâu sắc về những di tích địa điểm di tích vinh dự tự hào lưu dấu chân Người.

Các Đoàn viên đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN TP.HCM

Nội dung trưng bày bao gồm:

Phần 01:  Huế nơi lưu giữ lưu dấu cho tuổi thơ của người thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, di tích quốc gia đặc biệt: hệ thống di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế,  dấu chân anh Nguyễn Tất Thành từ Huế đi lần vào phía Nam.

Phần 02: Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX,  Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX – nơi Nguyễn Tất Thành đến và đi tìm đường cứu nước.

Phần 03: di sản Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian, phát huy giá trị di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên – Huế, phát huy giá trị di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP.HCM.

Có một thế hệ mai sau, đời đời nhớ ơn Hồ Chủ Tịch