Sáng ngày 14/06/2022; Tổng CTY Phát điện 3 tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2022, với mã chứng khoán PGV, tham dự ĐHCĐ có sự tham gia của Lãnh đạo Hội đồng thành viên (HĐTV EVN), các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư cùng với 54 cổ đông được ủy quyền đại diện cho 1.115.428.656 cổ phiếu, tương đương 99,3% trên tổng số cổ phần của EVNGENCO3.
Giá cổ phiếu PGV đóng cửa phiên 05/05/2022, tại mức giá 32.100 đồng/cổ phiếu, tương đương quy mô vốn hoá xấp xỉ 36.064 tỷ đồng. Cuối tháng 04/2022, Công đoàn Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP đã đăng ký mua 100.000 cố phiếu để thưởng cho người lao động trong Tổng Công ty.
Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Phát điện 3 đã trình ĐHCĐ Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP thông qua kết quả Sản xuất kinh doanh – Đầu tư xây dựng – Tài chính năm 2021 và kế hoạch năm 2022 như sau:
Năm 2021, EVNGENCO3 đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận của ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, nổ lực phối hợp với các đối tác trong Tổ hợp các nhà phát triển dự án thúc đẩy được chọn làm chủ đầu tư dự án TTĐL Long Sơn – Giai đoạn 1 (1.500MW) và triển khai thủ tục góp vốn để đầu tư xây dựng theo quy định.
Dựa vào định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tổng công ty đặt mục tiêu trong giai đoạn 2022 – 2025 tham gia góp vốn và đầu tư các dự án nguồn điện mới, bao gồm các loại hình nhà máy điện như: Tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng LNG, Thủy điện, Điện gió trên bờ/ngoài khơi, các loại nguồn khác…Với tổng quy mô công suất các dự án khoảng 2.613 MW trên cơ sở các dự án đã được Tổng công ty triển khai nghiên cứu xúc tiến đầu tư (bổ sung quy hoạch, thỏa thuận khung hợp tác góp vốn đầu tư).
Năm 2022; EVNGENCO3 có sản lượng điện Công ty mẹ là 28,472 tỷ kWh, tổng doanh thu là 45.417 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế là 1.827 tỉ đồng (chưa bao gồm CLTG). Tính đến hết tháng 05/2022; sản lượng điện sản xuất của Tổng Công ty là 2,592 tỷ kWh, đạt 91,89% kế hoạch, lũy kế 05 tháng là 13,228 tỷ kWh, đạt 41,53% kế hoạch năm. Sự phục hồi của hoạt động kinh doanh chính giúp bù đắp đáng kể phần hụt đi của khoản doanh thu tài chính. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất nhờ vậy đạt 844 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng, tương đương mức tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Sản lượng điện sản xuất cùng giá bán bình quân tăng là nguyên nhân chính giúp doanh thu của EVNGENCO3 tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận gộp thậm chí tăng gấp rưỡi nhờ biên lãi gộp được cải thiện từ mức 9,1% cùng kỳ lên 12% trong quý vừa qua. Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính lại chỉ tương đương 27% cùng kỳ năm trước. Lãi chênh lệch tỷ giá hồi quý I/2021 thu về 411 tỷ đồng nhưng chỉ đạt 67 tỷ đồng trong quý vừa qua.
Đến cuối quý I/2022, quy mô tài sản của EVNGENCO3 đạt 70.602 tỷ đồng, tăng 3,89% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, phần lớn tài sản là giá trị các nhà máy điện cùng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Tại ngày 31/3, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi trừ khấu hao là 42.981 tỷ đồng. Nguyên giá của khối tài sản trên là 114.112 tỷ đồng và đến nay đã khấu hao được 62,3%. So với thời điểm đầu năm, EVNGENCO3 đã đầu tư thêm vào thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn.
Năm 2022; EVNGENCO3 đề ra các giải pháp thực hiện như sau:
Nhóm giải pháp về sản xuất điện và nâng cao hiệu quả sản xuất, vận hành ổn định, an toàn các tổ máy – Cung ứng nhiên liệu: + Khả năng cung ứng khí của PVGas đảm bảo cho sản xuất điện theo kế hoạch năm 2022 của các nhà máy điện khí Phú Mỹ.
Nghiên cứu thị trường để có kế hoạch mua bổ sung nguồn khí LNG cho các nhà máy điện khí Phú Mỹ giai đoạn từ năm 2023 khi nhu cầu điện miền Nam tăng cao.
Nhiên liệu than: ngoài các hợp đồng cung ứng than từ TKV và Tổng Công ty Đông Bắc, EVNGENCO3 vẫn đang triển khai mua than bổ sung cho nhà máy điện Vĩnh Tân 02 từ các nguồn trong nước khác và nguồn than nhập khẩu nhằm đảm bảo cung ứng than cho vận hành các tháng còn lại của năm 2022.
Đối với Công ty Nhiệt điện Mông Dương, các hợp đồng cung ứng than dài hạn đã ký đảm bảo cho sản xuất điện theo kế hoạch năm 2022 và dài hạn của nhà máy.
Cung ứng điện: tập trung nguồn lực đảm bảo độ khả dụng cao nhất của các nhà máy điện, vận hành an toàn và tin cậy các tổ máy. Tiếp tục thực hiện đề án giảm sự cố chủ quan các nhà máy điệ, xây dựng và triển khai đề án nâng cao độ tin cậy và hiệu suất vận hành các nhà máy điện giai đoạn đến năm 2025.
Đẩy mạnh áp dụng hình thức sửa chữa tập trung vào độ tin cậy của thiết bị RCM để nâng cao hiệu quả, độ ổn định vận hành của các hệ thống thiết bị. 5.2. Giải pháp về quản trị, tài chính – Tối ưu hóa chi phí tại các đơn vị để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch chi trả cổ tức của Tổng Công ty.
Nhà máy nhiệt điện đốt than Mông Dương 1 giảm 100 kJ/kWh , Vĩnh Tân 2 giảm 70 kJ/kWh so với thực hiện năm 2021.
Tập trung xây dựng phần mềm quản lý kho thông minh, nhằm thực hiện thành công kế hoạch giảm hàng tồn kho về mức tối ưu tại các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty giai đoạn 2021 – 2025. Phấn đấu đến năm 2023 giảm 30% tổng giá trị vật tư thiết bị tồn kho so với thời điểm 31/12/2020 và đạt giá trị tồn kho tối ưu vào cuối năm 2025.
Đến cuối quý I/2022, quy mô tài sản của EVNGENCO3 đạt 70.602 tỷ đồng, tăng 3,89% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, phần lớn tài sản là giá trị các nhà máy điện cùng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Ngày 31/03/2022, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi trừ khấu hao là 42.981 tỷ đồng. Nguyên giá của khối tài sản trên là 114.112 tỷ đồng và đến nay đã khấu hao được 62,3%. So với thời điểm đầu năm, EVNGENCO3 đã đầu tư thêm vào thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn.
Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ tại doanh nghiệp điện này đến cuối quý I xấp xỉ 74%. Các khoản nợ vay ngân hàng tiếp tục giảm trong quý đầu năm. Vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn tại ngày 31/3 đạt 42.625 tỷ đồng, giảm hơn 2.000 tỷ đồng trong ba tháng.
Các khoản nợ vay ngân hàng của EVNGENCO3 tiếp tục giảm trong quý I/2022. Đơn vị: tỷ đồng – Nguồn: BCTC.
Đa số các cổ đông đặt vấn đề về kế hoạch phát triển điện – khí – gió, việc phát triển điện có gặp khó khăn không? Tổng Công ty chuẩn bị gì cho mùa khô sắp tới…Vấn đề thoái vốn có thuận lợi không?
Năm 2022; trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục tác động đến các mặt hoạt động kinh tế – xã hội, chi phí nhiên liệu than trong nước và thế giới tăng cao, nguồn than khan hiếm. Giá nhiên liệu khí tăng do tác động bởi tình hình xung đột quân sự ở Ukraine, tình hình biến động tỷ giá và lãi suất bất lợi nên Tổng công ty có đôi phần khó khăn.