Home / Kinh tế / Tọa đàm: nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông – lâm – thủy sản

Tọa đàm: nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông – lâm – thủy sản

Sáng 26/07/2022; tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đã diễn ra tại TP.HCM; hơn 100 doanh nghiệp, đại diện Cục Giám sát Quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan và Hải quan các tỉnh như: Lạng Sơn, Đak Lak, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau…Cục XTTM, Bộ Công Thương…cùng tham dự.

Xuất khẩu đang là điểm sáng của nền kinh tế VN trong nửa đầu năm 2022, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt. Kết quả xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt gần 28 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 01 tỷ USD bao gồm: cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất. Ngành nông nghiệp đã mang về thặng dư thương mại khoảng 5,75 tỷ USD, gấp 02 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan; 06 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 56,83 nghìn tấn, trị giá 103,43 triệu USD, tăng 62,4% về lượng và tăng 62,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.820 USD/tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021. Những ngày giữa tháng 07/2022, giá hạt tiêu đen giảm mạnh so với cuối tháng 06/2022. Lạm phát ở mức cao và nỗi lo kinh tế toàn cầu suy thoái tác động tiêu cực lên giá hạt tiêu. Ngày 18/07/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm từ 2.500 – 3.000 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 30/6/2022, xuống mức 66.500 – 69.500 đồng/kg.

Bà Bùi Hoàng Yến, Tổ phó Tổ Công tác miền Nam – Cục Xúc tiến thương mại đã nêu lên những vấn đề mà các doanh nghiệp cần tận dụng ưu đãi từ FTA, đưa hàng vào những thị trường khó tính như: Châu Âu, Châu Mỹ, cần thích ứng với những quy định mới của thị trường Trung Quốc…Bước vào năm 2022, XK hàng nông – lâm – thủy sản và các mặt hàng của Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại do nhiều rào cản như: chính sách zero Covid-19 của Trung Quốc, Lệnh 248 – 249 khi nó có hiệu lựt từ ngày 01/01/2022. Với Lệnh 248, các doanh nghiệp XK sang thị trường Trung Quốc cần đăng ký và gởi danh sách hàng XK sang Tổng cục Hải Quan Trung Quốc. Còn Lệnh 249 thì doanh nghiệp XK sang thị trường Trung Quốc, phải chịu trách nhiệm về ATTP. Trung Quốc còn ban hành tiêu chuẩn  mới GB 2763 – 2021 quy định 10.092 mức giới hạn dư lượng tối đa với 564 loại thuốc BVTV trong danh mục 376 thực phẩm….

Tại tọa đàm, ông Đào Duy Tám – Phó cục trưởng Cục Giám sát Quản lý về Hải quan đã chia sẻ:  về công tác hỗ trợ của ngành Hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thời gian qua; phân tích những nguyên nhân của tình trạng ùn tắc hàng nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc và khuyến nghị đối với các doanh nghiệp. Xuất khẩu nông sản, thủy sản được nhà nước khuyến khích với nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi tối đa thủ tục hải quan, đặc biệt là hàng nông -,thủy sản đơn giản. Tuy nhiên; do tình hình dịch bệnh covid vẫn có thể diễn biến phức tạp, nhiều nước trên thế giới còn áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch nên hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng. Để hạn chế ảnh hưởng thiệt hại từ dịch bệnh, các doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông – Thủy Sản cần lưu ý nắm tình hình, nắm nội dung thỏa thuận tại các hợp đồng thương mại quốc tế, cần Lực đàm phán chặt chẽ và có những điều khoản dành riêng cho trường hợp bị ảnh hưởng do dịch bệnh – thiên tai, nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn các nước nhập khẩu.

Bà Bùi Hoàng Yến, Tổ phó Tổ Công tác miền Nam – Cục Xúc tiến thương mại nêu lên một loạt vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp để tận dụng được ưu đãi từ các FTA, đưa hàng vào những thị trường khó tính như: châu Âu, Châu Mỹ, và thích ứng với những quy định mới của thị trường Trung Quốc…

Tại tọa đàm; nhiều Hiệp hội, doanh nghiệp…nêu khá nhiều nội dung liên quan đến thị trường xuất khẩu, hải qua…khá là đặc biệt, cần Bộ – Ngành chung tay giúp giải quyết, để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu nông – thủy sản, tại thị trường quốc tế./.