Sáng ngày 27/07/2022; tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Chiến lược giao thương và hợp tác đầu tư VN – Bắc Úc nói riêng – Australia nói chung”, do Hiệp hội Đầu tư nước ngoài – VAFIE, tổ chức.
Buổi hội thảo đã đề cập đến nội dung: mô hình hợp tác đầu tư theo chuỗi cung ứng ngành xây dựng, mô hình đào tạo tay nghề bậc cao và lộ trình di trú lao động phục vụ mô hình chuỗi cung ứng các ngành xây dựng – hospitality – nông sản…cho thị trường Úc, giới thiệu tổng quan về Playfair Advisory, lộ trình di trú theo diện đầu tư kinh doanh VN – Bắc Úc…
GS.TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch VAFIE chia sẻ: cuối năm 2021; Việt Nam và Australia đã ký một bản chiến lược mới, một sáng kiến cho cả hai nước, thúc đẩy đầu tư, triển khai hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, an ninh quốc phòng. VAFIE dựa trên cơ sở chiến lược đã ký kết giữa Việt Nam và Australia để tìm ra một chiến lược mới, tìm kiếm một vùng ở nước Úc có trình độ phát triển thấp nhất của Úc nhưng ở đó có nhiều tiềm năng cho Việt Nam, có thể tìm ra lợi thế để đầu tư, dựa trên sự khiếm khuyết của vùng. Và VAFIE đã có chuyến đi khảo sát 9 ngày, tại vùng Bắc của nước Úc, rút ra được 03 vấn đề: một là nhận được sự đồng thuận của chính quyền VN và chính quyền vùng Bắc Úc, hai là: VAFIE phối hợp với chính quyền Bắc Úc trực tiếp phát triển du lich, ba là: thỏa thuận hướng phát triển cần thiết – với những bước đi đầu tiên trong năm 2022 và mở rộng vào năm 2023. Sau khi tìm hiểu và thỏa thuận hợp tác, chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn như: chính sách nhập cư của chính quyền Australia rất khó khăn, đặc biệt là trường hợp nhập cư dài hạn. Chính quyền Bắc Úc không có quyền quyết định, chỉ có chính quyền Trung ương mới quyết định cho nhập cư, dân cư vùng Bắc Úc có 242.000 người dân, với diện tích gấp 04 lần Việt Nam nhưng nhất định không tăng dân số. Bắc Úc có 50% diện tích đất liền, 80% diện tích bờ biển; Thổ dân sở hữu 80%, chính quyền chỉ hữu 50% đất và bờ biển. Chúng tôi tìm ra một con đường khắc phục là, UB Dân tộc của Chính phủ Việt Nam có thể sang thăm Bắc Úc trong năm 2022, để tìm ra mối liên hệ hợp tác về đất đai ở Bắc Úc với Thổ dân. Chúng tôi sẽ chọn Thanh Hóa; nơi có cảng nước sâu, nguồn nhân lực lao động tốt và có nhiều đồng bào dân tộc ít người để kết nghĩa giữa hai địa phương Bắc Úc – Thanh Hóa của Việt Nam. Chúng ta có thể tiến hành những bước đầu tiên như: sử dụng một số nhà xưởng đã xây dựng ở đó và thuê thêm vài ngàn mét vuông, thứ hai chọn địa điểm vài chục ha đưa doanh nghiệp VN sang làm khu nông nghiệp thực phẩm, đầu tư xây dựng khách sạn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp VN lưu trú. Bước tiếp theo là trong năm 2022 sẽ đưa 10 nhà đầu tư nhỏ và vừa sang khảo sát tại Bắc Úc, để chuẩn đưa khoảng 100 lao động sang. Năm 2023, sẽ mở rộng 300 – 400 lao động.
Ông Nguyễn Ngọc Mỹ – Phó Chủ tịch VAFIE cho biết: đã có doanh nghiệp nào đầu tư tại Bắc Úc thành công chưa thì tôi không rõ nhưng đã thấy Thép Hòa Phát của VN đã mua một mỏ sắt ở đó và TH True milk đã đầu tư nuôi bò. Riêng tôi đã mua lại một khách sạn 30 phòng, với mục đích làm nơi nghỉ cho doanh nghiệp và công nhân…
Sau phần trình bày của các diễn giả, các doanh nghiệp đã có những câu hỏi khá thú vị về vấn đề đầu tư nhà thầu nhỏ trong xây dựng – VLXD, thuế doanh nghiệp, an sinh cho người lao động mới…Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài đã trả lời khá chi tiết nhưng chỉ mới bắt đầu cho phần đầu tư về lĩnh vực xây dựng, các chuyên đề nông sản, du lịch, đào tạo…sẽ tiếp tục ở những buổi hội thảo kế tiếp.
Nếu như 05 năm về trước Việt Nam mở chiến lược đầu tư ở Bắc Úc chắc chắn sẽ không thành công nhưng vào thời điểm này…Nếu chúng ta không làm thì nước khác sẽ làm, họ có kinh nghiệm và tiềm lực hơn ta, họ có thể tạo lập nên một quốc gia Singapore thứ hai. Đây là một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn trong tương lai, nó là thiên đường đối với chúng ta, diện tích gấp 04 lần nước ta, dân số mới chỉ vài chục vạn người. Đi về Sài Gòn bằng máy bay còn gần hơn từ Bắc Úc bay về Thủ đô phía nam nước Úc.