Chiều ngày 10/08/2022; tại tỉnh Bình Dương diễn ra hội thảo Diễn đàn chuyển đổi công nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương (ITAP) 2022, sự kiện là cơ hội gặp gỡ các chuyên gia trong ngành và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lắng nghe chia sẻ về: các sáng kiến và định hướng phát triển trọng điểm của nền công nghiệp 4.0, bối cảnh địa phương và nhu cầu kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất và ký kết hợp tác giữa các khu vực.
ITAP 2022 sẽ diễn ra từ 18 – 20/10/2022, tại Singapore; chủ đề phát triển năng lực doanh nghiệp với nền tảng công nghệ 4.0, hướng tới 02 mục tiêu chính là con người – công nghệ và ứng dụng công nghệ xanh, lấy con người làm trung tâm. Khi qua được khu phức hợp số hóa, doanh nghiệp sẽ đi qua giai đoạn máy móc và cuối cùng là khu vực thông minh sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp và nhân viên học hỏi vô tận…Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp thành công. Như vậy để bước vào công nghiệp 4.0, cần hai vấn đề:
Về con người sự kiện hướng tới việc trang bị cho các nhà lãnh đạo, nhà sản xuất những kỹ năng và kiến thức cần thiết để ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 04 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Về công nghệ, sự kiện giới thiệu những công nghệ hiện đại nhất trên thị trường hiện nay, bao gồm các giải pháp về công nghệ 5G, AI, Blockchain…để phục vụ cho tương lai của ngành sản xuất.
Đỗ thị Thùy Hương – Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết: đối với ngành công nghiệp và điện tử chế tạo thì đây là thời cơ tốt nhất cho các doanh nghiệp VN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu…Khi mà các ông lớn công nghệ trên thế giới đổ dồn về đầu tư điện tử tại Việt Nam; 07 tháng đầu năm 2022 con số FDI đầu tư vào thị trường VN là 15, 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ cao – điện tử. Ngành công nghiệp lớn nhất là sản xuất bóng chip bán dẫn của Samsung, với vốn đầu tư khoảng 3,35 tỷ USD vào nhà máy tại tỉnh Thái Nguyên, nhà phân phối chip lớn nhất của Samsung cũng đã “set up” nhà máy tại VN…Cùng với những “ông lớn” của ngành công nghiệp quan trọng khác như Hàng không của Nhật Bản cũng đã đầu tư sản xuất các linh kiện tại VN, trong tháng 08/2022 Hãng Boing sẽ tổ chức hội nghị Hàng không vũ trụ tại VN – với mục tiêu là tìm kiếm doanh nghiệp để thiết lập hệ sinh thái chuỗi cung ứng cho Boing tại VN. 06 tháng đầu năm 2022; ngành điện tử của VN xuất khẩu 56 tỷ USD. Vì vậy buộc các nhà máy của VN phải thay đổi công nghệ số vào sản xuất kinh doanh, đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế tạo thì hầu như các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về nhân sự và tài chánh trong quá trình tăng lương, đảm bảo đời sống của nhân công.
Phạm Tuấn Anh – Người sáng lập & Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sản xuất Thông minh BECAMEX nhận định: trong hệ sinh thái của Becamex, chúng tôi phát triển nhiều lĩnh vực theo mô hình tập trung vào con người như: nhà đầu tư – công nhân – chỗ ở cho công nhân – phục vụ lại hệ sinh thái. Thu hút người lao động trình độ chưa cao, sản xuất thay đổi dựa trên sản xuất tự hành sẽ phát triển và việc giải phóng con người. Lúc đó con người đi đâu? Họ sẽ chạy ra môi trường dịch vụ, vì vậy chúng tôi mở ra mô hình đầu tư mới cho giai đoạn tiếp theo, một hệ sinh thái mới đủ điều kiện phục vụ cho môi trường và công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 ở VN không dành cho các doanh nghiệp FDI, mà dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của VN. Nếu muốn phát triển công nghiệp 4.0 thì chúng ta cần nâng cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cao Văn Đồng – Tổng Giám đốc, Kettle Interior Asia: doanh nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu, là ngành mà khó chuyển đổi số như các ngành nghề khác và đang bắt đầu thử nghiệm công nghệ thông minh. Thật ra các doanh nghiệp VN đã chuyển đổi số lâu rồi nhưng là các phần mềm khác…Đối với việc chuyển đổi số của ngành gỗ là rất khó nhưng việc chuyển đổi số Quốc gia gắn với doanh nghiệp là cần thiết, nó giúp cho dữ liệu minh bạch để chính phủ quản lý tốt hơn, giúp doanh nghiệp có một data lớn, minh bạch dễ kêu gọi đầu tư, giúp doanh nghiệp tìm được những kế hoạch và chiến lược kinh doanh tốt hơn. Công ty chúng tôi đã bắt đầu sử dụng các phần mềm chấm công thông minh, kiểm tra hóa đơn…
Trả lời các câu hỏi về 4.000 nhà máy FDI gắn với công nghệ xanh như thế nào? Làm thế nào cho dây chuyền sản xuất nhanh lên?
Kiệt Trần – Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Giải pháp Năng lượng Thông minh Việt Nam – Singapore (VSSES) nói: chúng tôi đã gắn năng lượng mặt trời, giảm thiểu carbon thải ra…nhưng phần lớn là các công ty lớn như Samsung mới áp dụng phát triển bền vững để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên các doanh nghiệp lớn quan tâm đến sử dụng năng lượng mặt trời tại các nhà máy. Nhờ vậy mà nhiều doanh nghiệp lớn đạt được chỉ số carbon để giảm thiểu phí trong sản xuất và đạt chứng chỉ phát triển bền vững để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Chúng tôi khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời sẽ được chúng tôi cung cấp, các doanh nghiệp chỉ lo sản xuất thôi.
Trong phần thảo luận, đã có rất nhiều câu hỏi đưa ra và được trả lời khá hấp dẫn như:
Tấm năng lượng hết thời hạn sử dụng sẽ xử lý thế nào? Năng lượng mặt trời tồn tại trên thế giới lâu rồi, tuổi thọ cao từ 20 – 30 năm, hỏng trước 20 năm sẽ được cung cấp tấm mới nhưng sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời sẽ giảm khí thải carbon. Vì 95% nguyên liệu silicat tạo ra tấm pin năng lượng, ở VN 2017 chưa sử dụng nhiều tấm pin năng lượng nhưng từ nay sẽ bắt đầu sử dụng nhiều và như vậy 25 năm nữa chính phủ VN mới bắt đầu có quy định xử lý tấm pin năng lượng mặt trời. VN rất giỏi việc xử lý tái chế, chúng ta sẽ giải quyết tốt thôi. Nhưng doanh nghiệp lớn ở VISIP thường sử năng lượng mặt trời, chúng tôi sẽ mua lại năng lượng trích trữ điện từ họ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Bình Dương có khác nhau với nơi khác trong giai đoạn này không? Bình Dương đang ở giai đoạn khởi đầu, lợi tức trên đầu tư sẽ là lý do để nhà đầu tư tham gia công nghiệp 4.0. Trên thế giới thị trường công nghiệp 4.0 chưa phải là thị trường bảo hòa, vì vậy nhà đầu tư là điểm mà Bình Dương khuyến khích đầu tư công nghiệp 4.0. Doanh nghiệp còn lại thì chúng tôi đang tìm ra hướng mới thuyết phục doanh nghiệp chuyển đổi số nhưng đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thị trường công nghiệp 4.0 chưa bảo hòa khi người lao động có khả năng nhận lương cao, lúc đó trình độ tăng phát triển theo quá trình phát triển công nghệ.
Đây là sự kiện tiền đề cho ITAP 2022; với chủ đề phát triển nhân lực doanh nghiệp trên nền tảng số 4.0, với hai mục tiêu con người và công nghiệp: 5G, AI, AR/ VR Cybersecurity, Blockchain và Machine Learning …Diễn đàn này từng thu hút 8.000 doanh nghiệp trên 70 quốc gia cùng tham dự, chủ yếu là các quốc gia ở Đông Nam Á.
Tham dự ITAP 2022, doanh nghiệp và các nhà sản xuất có được những thông tin cơ bản và chi tiết để lên chiến lược cho kế hoạch thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp. Thông qua những đề xuất tại sự kiện, doanh nghiệp sẽ được tiếp xúc, so sánh và tìm ra những giải pháp công nghệ phù hợp nhất với mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ của mình./.