Chiều 24/11/2022; tại TP.HCM diễn ra hội thảo “Innovating in Existing Markets: Không gian thị trường cũ liệu có còn chỗ cho đổi mới?” Đã lộ dần nỗi lo “đổi mới sang tạo” của các doanh nghiệp vận hành theo kiểu truyền thống, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hội thảo chào đón 100+ các CEO, CFO, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp Việt Nam để thảo luận chuyên sâu từ các vấn đề nền tảng và câu chuyện thành công. Dù doanh nghiệp đang ở bất kỳ trạng thái nào thì đây vẫn là hội thảo giải đáp phần nào góc nhìn cho chiến lược: đổi mới từ đâu trong không gian thị trường đã cũ? Hướng đi cho tiến trình đổi mới doanh nghiệp sẽ được gợi mở thông qua câu chuyện đổi mới, bài học thực tiễn từ các doanh nghiệp đầu ngành như: PNJ, KIDO và thông qua kinh nghiệm quốc tế từ các chuyên gia Trường Kinh doanh Đại học Hồng Kông (HKU Business School).
Trong giai đoạn gần đây; có qúa nhiều cuộc hội thảo nói đến vấn đề chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để doanh nghiệp phát triển và tồn tại diễn ra ở Bình Dương, TP.HCM…và gần đây nhất là sự xuất hiệu sự “sáng tạo” của thương hiệu IMOU tại trường Việt Nam, đang thành công khi ứng dụng công nghệ AI và công nghệ đám mây cốt lõi, để sản xuất ra các dòng sản phẩm thông minh an toàn cung cấp cho ngôi nhà thông minh. Sau 03 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, IMOU xuất xưởng hàng năm vượt 02 triệu sản phẩm…
Câu chuyện chuyển đổi số – đổi mới sáng tạo; mỗi quốc gia có một tầm nhì khác, Nhật Bản thì cho rằng Việt Nam cũng không cần vội vã chuyển đổi số, chỉ cẩn chuyển đổi số ở khâu – ngành nào cần thiết, còn lại thì từ từ nhưng rồi có doanh nghiệp cho rằng: họ sợ mình “hơn họ”, doanh nghiệp nghe cũng hoang mang thật. Còn IMOU họ sản xuất ra sản phẩm thông minh thì họ phải đổi mới sáng tạo là đương nhiên.
Thế nhưng; sau phần trình bày của một Giáo sư Đai học Kinh Doanh Hồng Kong – nói về câu chuyện thương hiệu Belle, nghe xong doanh nghiệp sẽ “lo lắng” ngay. Vì sao? Một là doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số nhưng chủ doanh nghiệp phải “làm chủ”, doanh nghiệp không đủ lực sẽ bị thoái trào. Hoặc nếu vào thời điểm chuyển đổi số, doanh nghiệp không đủ lực, có nhà đầu tư muốn mua lại doanh nghiệp thì…có lẽ nên “bán”. Vì ở doanh nghiệp của “bạn”, họ nhìn ra một thị trường mới nhưng bản thân doanh nghiệp đó thì chịu, đành lùi lại làm cổ đông!
Nguồn gốc xuất hiện của thương hiệu Belle (đẹp) là từ một thương hiệu sản xuất giày nữ lớn nhất ShenZhen – Quảng Đông tại Trung Quốc. Được thành lập từ năm 1991, nhà sáng lập chỉ chuyên về giày nữ và đo ni sản xuất tại chỗ, không có cửa hàng hoặc sản xuất đại trà. Vào thời điểm đó thương hiệu giày này lên đến đỉnh cao của sự nghiệp, năm 2004 mở thêm tiệm, 2007 lên sàn chứng khoán, mã chứng khoán tăng lên 500 lần giao dịch. Sau 10 năm lên sàn thì sự nghiệp sụp đỗ, do mở 02 cửa hàng online nhưng không biết vận hành…Nhà đầu tư nhảy vào mua lại thương hiệu, bằng chính dòng tiền “công chúng” (cổ phiếu) để giải thoát doanh nghiệp, với giá 53 tỷ USD, sau 02 năm hoạt động tăng vốn lên 75 tỷ USD, tiếp theo 01 năm lên sàn chứng khoàn nữa thì Nhà đầu tư này thành lập thêm Công ty mới là Belle Fashion ở Hồng Kong. Trong quá trình chuyển đổi số – đổi mới sáng tạo, Belle Fashion đã nghiên cứu và phát triển ra rất nhiều sản phẩm chăm sóc cho trẻ em và phụ nữ; các sản phẩm của Belle luôn mang cá tính hiện đại, phù hợp với những cô gái năng động, trẻ trung của thế hệ mới. Nhờ đổi mới sáng tạo mà Belle thành công.
Ở một góc độ khác; doanh nghiệp chưa đạt được ngưỡng tăng trưởng nên muốn tăng tốc, vươn lên khi ý thức thời điểm này là cơ hội cho những thế hệ doanh nghiệp thức thời. Đồng thời, ở một bức tranh khác, những doanh nghiệp đã từng “vàng son” nhưng đang trên đà đi về “bên kia sườn núi” thì làm cách nào khôi phục vị thế? Hay doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm những con đường mới, thử nghiệm thêm những sản phẩm, dịch vụ mới, ứng dụng thêm công nghệ cho quá trình mở rộng thêm không gian thị trường nhưng gặp phải một số rắc rối, bỡ ngỡ và chưa tìm ra công thức đúng để tối ưu.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp kể trên vẫn còn quan sát và đứng ngoài quá trình thay đổi và chuyển đổi, ý thức được phải làm nhưng lo lắng về nguồn lực, về cách thức và quan trọng hơn, câu hỏi tìm ra điểm bắt đầu, tìm ra “công tắc” cho chính doanh nghiệp mình.
PGS. TS. Phan Quan Tuấn – Trưởng Đại diện HKU VN, PGS. Marketing HKU Business School nói về Keynote “Data Capital – Tài nguyên dữ liệu trong chiến lược đổi mới và tái tạo của doanh nghiệp. Với bài chia sẻ này, PGS. TS. Phan Quang Tuấn đã chỉ ra mục tiêu chiến lược doanh nghiệp cần đạt được, từ đó quay ngược lại trả lời câu hỏi cần thu thập những loại data gì, phương thức thu thập và phân tích data thế nào, cách đưa data vào phục vụ mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp sao cho hiệu quả.
Phần chia sẻ này mở ra tư duy tinh gọn cho doanh nghiệp về innovation: “nơi bắt đầu” của đổi mới sáng tạo, chính là nội bộ doanh nghiệp, rà soát lại tài nguyên nào có thể biến thành tài sản thì có kế hoạch sử dụng hiệu quả trước khi tìm nguồn tài nguyên, ý tưởng đổi mới sáng tạo bên ngoài doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh 10 đến 20 năm, đã tích lũy một lượng cơ sở dữ liệu được ví như mỏ dầu thô quý giá. Nhưng, làm cách nào để chuyển tài nguyên thô đó thành tài sản giá trị để phục vụ cho doanh nghiệp? Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều startup cung cấp giải pháp giúp những doanh nghiệp trưởng thành tiết kiệm nguồn lực trong việc thu thập và sử dụng data. Nhưng liệu những giải pháp này đã có chiều sâu, đã đáp ứng được mục tiêu của những doanh nghiệp trưởng thành?
Dragon Y. Tang – Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Phát triển Tài chính, HKU nêu vấn đề giúp lãnh đạo các doanh nghiệp tháo gỡ nút thắt bằng Keynote “Innovation Capital: Sử dụng hiệu quả vốn liếng đổi mới sáng tạo”. GS. Dragon Y. Tang dùng ngôn ngữ tài chính để đối thoại với CFO, giúp CFO hiểu tầm nhìn CEO: đầu tư vào hoạt động innovation là cách xây dựng nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển đột phá và bền vững trong 10 – 20 năm tới.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động innovation không thể nhìn thấy ngay trong năm tài chính, hiệu quả chỉ thấy được trong vòng 03 – 05 năm. Vậy, cách nào để thuyết phục CFO rằng innovation là khoản đáng đầu tư? Cách thức doanh nghiệp tách nguồn quỹ đầu tư cho innovation? Cách giảm áp lực trên báo cáo tài chính doanh nghiệp vì khoản đầu tư innovation? Cách thức lường sự hiệu quả hoạt động innovation?
Phần chia sẻ này hỗ trợ CEO có được sự đồng lòng của CFO trong hoạt động innovation khi có cùng chung ngôn ngữ. Bên cạnh đó, diễn giả cũng sẽ chia sẻ những case study của thị trường quốc tế có môi trường kinh doanh tương tự như Việt Nam nhưng đi trước Việt Nam 15 – 20 năm. Qua đó, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thấy được tầm nhìn cho doanh nghiệp mình trong 10 tới.
CEO Innovation Talks là phiên thảo luận giữa các CEO từ các doanh nghiệp đầu ngành, dẫn dắt xu hướng và tiến trình đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam: Ông Trần Lệ Nguyên – Đồng sáng lập – TGĐ Kido Group, ông Lê Trí Thông – Phó chủ tịch HĐQT và TGĐ PNJ, bà Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT và TGĐ IBP….
PNJ và KIDO là những doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh từ 20 đến 30 năm, đã thực hiện innovation thành công và tiếp tục giữ vị trí đầu ngành. Tại hội thảo “Innovating in Existing Markets”, lần đầu tiên các vị CEO chia sẻ câu chuyện thực tế, những bài học xương máu trong innovation.
Hội thảo “Innovating In Existing Markets” là nơi mở ra không gian thảo luận từ Quốc tế đến Việt Nam để tìm ra những góc nhìn mang tính thực tế nhất cho doanh nghiệp và doanh nhân đang dẫn dắt tiến trình đổi mới của doanh nghiệp./.