Home / Kinh tế / Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2022

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2022

Sáng nay – 28/11/2022; Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã khai mạc Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế Xanh 2022 – Green Economy Forum & Exhibition – GEFE, tại Thiso SkyHall thuộc Khu đô thị Sala, TP.HCM, từ ngày 28 đến 30/11.

Cắt băng khai mạc Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh

Chuỗi sự kiện GEFE 2022 sẽ bao gồm các phiên thảo luận về các chủ đề như: năng lượng và tài chính xanh vào ngày thứ nhất, xử lý chất thải và phát triển bền vững vào ngày thứ hai, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào ngày thứ ba. Mỗi ngày tại sự kiện sẽ có các cuộc thảo luận nhóm về hơn 30 chủ đề phụ của lĩnh vực xanh.

Mục tiêu của sự kiện nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được các cam kết tại COP26 và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030. GEFE 2022 có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, sinh viên và đại diện Chính phủ từ phía Châu Âu, Việt Nam và Đông Nam Á, với hàng loạt hội nghị, triển lãm và các phiên đối thoại cấp cao, cùng với Lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp Xanh của EuroCham.

Trong ngày đầu tiên của chương trình; gần 500 người tham dự đã lắng nghe các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức phi chính phủ từ Châu Âu và Việt Nam tham gia phiên toàn thể cấp cao tham dự và phát biểu tạidiễn đà như: Thủ tướng – Phạm Minh Chính, ông Nguyễn Hồng Diên – Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM và Ngài Virginijus Sinkevicius – UB Châu Âu về Môi trường – Đại dương và Ngư nghiệp, bà Liesje Shreinemacher – Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác Phát triển Hà Lan…

Thủ tướng – Phạm Minh Chính phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn thể, Thủ tướng – Phạm Minh Chính chia sẻ các vấn đề như: Việt Nam là một trong 05 quốc gia chịu tác động biến đổi xã hội nhiều nhất, phát triển xanh là một yêu cầu khách quan nhất của Việt Nam. Biến đổi khí hậu rất cần điều chỉnh phát triển kinh tế xanh, không phải là ở Việt Nam mà trên toàn cầu, vì vậy cần đoàn kết hợp tác quốc tế. Để phát triển xanh phải có sự ủng hộ của toàn dân, mỗi chính sách phải mang đến giá trị cho người dân, người dân phải được tham gia mọi chính sách và hưởng thụ từ chính sách. Phát triển kinh tế xanh – kinh tế toàn cầu – chuyển đổi số, là yêu cầu quan trọng nhất của Việt Nam. Sau 35 năm đổi mới, từ tăng trưởng 04 tỷ đã lên tới con số 400 tỷ, bình quân đầu người chưa cao nhưng Việt Nam có một nền kinh tế tự chủ, tích cực hội nhập với quốc tế, trong điều kiện thế giới còn khó khăn như thế mà nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Việt Nam chọn ocn người làm trung tâm cho sư phát triển, không hy sinh môi trường…Thủ tướng – Phạm Minh Chính cũng bày tỏ mong muốn Liên minh châu Âu và các tổ chức tài chính của Liên minh hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ tiên tiến, nguồn vốn xanh và đào tạo nguồn nhân lực.

Cao ủy, Ủy ban châu Âu về Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp – Sinkevičius đã nêu các vấn đề như: hợp tác song phương giữa EU và Việt Nam, cũng như các sáng kiến ​​về khả năng phục hồi khí hậu, nền kinh tế tuần hoàn và đa dạng sinh học đang diễn ra của Liên minh Châu Âu. Liên minh Châu Âu và Việt Nam hợp tác rất chặt chẽ trong một số chủ đề… nhưng chúng ta cần hành động toàn cầu – ở tất cả các cấp trong thập kỷ này – vì một thế giới trung hòa với khí hậu, tích cực với thiên nhiên và có khả năng phục hồi.

Chủ tịch EuroCham – Alain Cany đã nói về mục đích và tầm nhìn cốt lõi của GEFE 2022: tôi biết rằng Việt Nam chỉ có thể đạt được một quá trình chuyển đổi xanh mạnh mẽ thông qua quá trình chuyển đổi toàn xã hội, để định hình lại cách sống của mọi người và cách tiếp cận phát triển kinh tế. Để đạt được điều này, chính phủ Châu Âu và Việt Nam, khu vực tư nhân và khu vực công phải hợp tác với nhau. Nếu không làm triệt để và ngay lập tức điều này, chắc chắn chúng ta sẽ thất bại. GEFE 2022 có thể và sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này thông qua sức mạnh của quan hệ đối tác song phương giữa Việt Nam và Châu Âu.

Một phiên thảo luận với chủ đề “Nền kinh tế xanh: Cơ hội phát triển lớn nhất của Việt Nam” đã được tổ chức, với sự tham gia và chia sẻ của lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước quốc tế tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, bền vững, vận tải và tài chính.

Bên cạnh đó là không gian triển lãm, với hơn 150 nhà triển lãm tầm cỡ thế giới giới thiệu các giải pháp và cải tiến xanh mới nhất. Trong số các đơn vị triển lãm có các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tổ chức khác từ Châu Âu, Việt Nam và khu vực.

Hơn 30 phiên hội nghị và thảo luận nhóm, với hơn 150 diễn giả là chuyên gia từ hơn 20 lĩnh vực xanh khác nhau. Trong số các chủ đề được thảo luận sẽ có nền kinh tế tuần hoàn, du lịch xanh, năng lượng tái tạo, thành phố thông minh, nông nghiệp bền vững, xử lý nước…

Thanh Tú