Home / Kinh tế / Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải quyết các bài toán cho chính quyền TP.HCM

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải quyết các bài toán cho chính quyền TP.HCM

Sáng 27/12/2022; Bộ KH&CN, UBND TP.HCM và Sở TT&TT TP.HCM đã tổ chức hội thảo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hành chính công. Hội thảo đã thu hút 46 bài tham luận, của 70 tác giả thuộc 30 đơn vị trên địa bàn TP.HCM tham gia, Ban tổ chức chọn ra 05 bài tham luận trình bày tại hội thảo.

Tại hội thảo các đại biểu đã phát biểu và trình bày các bài tham luận: ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Bộ KH&CN, ông Nguyễn Thiện Nhân – Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM và các báo cáo tổng quát của Đại học Quốc gia TP.HCM, Tập đoàn Viettel, Sở Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo UBND thành phố Thủ Đức, đạo Tập đoàn FPT; với hội thảo là lễ trao giải Hội thi Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn TP.HCM.

Ông Dương Anh Đức – Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: TP.HCM là một thành phố trọng điểm, vì vậy nói đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng là vai trò tiên phong, giải quyết những bài toán quan trọng cho phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội – giáo dục… Năm 2023, TP.HCM chọn chủ đề là “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. TP.HCM là thành phố đi đầu, vì vậy chúng ta cần xác định rõ ràng để đưa trí tuệ nhân tạo vào “ứng dụng”, để phát triển mọi mặt, không thể gắn AI trên nền tảng cũ.

TP.HCM đã có một số ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực công; trong lĩnh vực tư pháp đã có 04 loại hồ sơ hộ tịch của người dân có thể được thực hiện bất kỳ đâu, không phụ thuộc nơi cư trú. Tổng đài 1022 có thể xử lý các phản ánh của người dân theo thời gian thực, hệ thống dashboard giúp chính quyền thành phố ra quyết định dựa trên dữ liệu…

Trong năm 2023; TP.HCM đưa 02 mục tiêu cần thực hiện trong mảng dữ liệu số, người dân khi giao tiếp trên cổng dịch vụ công chỉ cần cung cấp thông tin một lần. Cơ quan nhà nước từ thông tin thu thập, có thể ra quyết định dựa trên dữ liệu và theo thời gian thực.

Thứ trưởng Bộ KH&CN – Bùi Thế Duy cho biết: trên thế giớiAI thành 02 nhóm: rộng và hẹp. AI diện rộng hướng đến phát triển, tích lũy thông tin và đưa ra giải pháp, hướng tiếp cận này chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Vì vậy Việt Nam chọn AI diện hẹp, là ứng dụng các kỹ thuật của AI trong chuyên môn để giải quyết vấn đề xã hội, hỗ trợ thêm cho con người.

Bên cạnh hội thảo; Ban tổ chứ còn đưa ra 10 bài toán về trí tuệ nhân tạo như: TNMT, Xây dựng, GTVT, cổng giao tiếp 1022…Đây à những ý tưởng ban đầu cho lộ trình sau này.

Năm 2022 đã tổ chức 03 đợt thi “Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn TP.HCM”, theo 02 nhóm đề tài chính là: thử thách trí tuệ nhân tạo và sản phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo./.