Home / Kinh tế / Đầu tư / Hội nghị xúc tiến đầu tư: vì phát triển tăng trưởng xanh TP.HCM

Hội nghị xúc tiến đầu tư: vì phát triển tăng trưởng xanh TP.HCM

Chiều 24/01/2024; UBND TP.HCM đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới – World Bank, tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh TP.HCM”.

Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu trong và ngoài nước; cùng với các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế, đại diện các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các chuyên gia trong nước và chuyên gia ở các quốc gia.

Hội nghị diễn ra trong khuôn khổ 03 phiên trình bày các giải pháp và dự án khêu gọi đầu tư:

Phiên 01: khuôn khổ phát triển và tài chính nền tảng thúc đẩy tăng trưởng xanh, với các nội dung trình bày như: giới thiệu các cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh tại TP.HCM Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội – do bà Lê Thị Huỳnh Mai – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày. Kết quả hoạt động giai đoạn 01, tiến độ giai đoạn 02 và chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các đầu tư trong tương lai của Nhóm công tác chung TP.HCM – Ngân hàng Thế giới (HWG), do ông Trần Phước Anh – Giám đốc Sở Ngoại vụ và ông Marc Forni – Chuyên gia trưởng Năng lực thích ứng đô thị, Ngân hàng Thế giới, Điều phối viên Nhóm công tác chung, trình bày.

Phiên 02: định hướng chiến lược cho khung kinh tế xanh của TP.HCM, với các nội dung: giới thiệu định hướng phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM, do ông Đoàn Mạnh Thắng – Giám đốc ngành nước và Quy hoạch – Haskoningdhv Việt Nam, Liên danh Tư vấn lập Quy hoạch của TP.HCM, trình bày. Giới thiệu dự thảo Khung chiến lược phát triển kinh tế xanh của TP.HCM, do ông Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, trình bày.

Phiên 03: đề xuất các dự án kêu gọi đầu tư phát triển tăng trưởng xanh TP.HCM, với nội dung: trình bày 02 đề xuất dự án: dự án Quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thành phố Thủ Đức và dự án Đô thị các-bon thấp TP.HCM trong các lĩnh vực ưu tiên – do ông Nguyễn Huy Dũng – Chuyên gia cao cấp về quản lý rủi ro ngập lụt, Ngân hàng Thế giới, ông Marc Forni – Chuyên gia trưởng Năng lực thích ứng đô thị, Ngân hàng Thế giới, bà Trần Thị Tuyết Nhung – Chuyên gia Năng lực thích ứng đô thị, Ngân hàng Thế giới, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị – trình bày.

Phiên Trao đổi, Thảo luận cơ hội hợp tác đầu tư: do ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và bà Carolyn Turk – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, điều phối.

Ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng ban BQL KCNC TP.HCM; đề nghị chương trình hỗ trợ kỹ thuật của WB cần có một hợp phần tư vấn về cơ chế, Chính sách và Lộ trình để Khu Công nghệ cao TP.HCM trở thành Khu Công nghệ cao Net-zero đầu tiên của Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Hồng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ; đưa ra quan điểm của Huyện về tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển của huyện về kinh tế – xã hội thời gian tới, tiềm năng phát triển tín chỉ carbon của huyện ( lợi thế diện tích rừng). Ông Võ Khánh Hưng – PGĐ Sở Giao thông vận tải, đưa ra nhu cầu giao thông xanh của TP.HCM, với nhiều vấn đề cần giải quyết, torng đó có vấn nạn “xe cũ”, cần thu mua. Ông Lê Thanh Minh – PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ, nói về  chính sách liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tăng trưởng xanh theo NQ98.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM – Phan Văn Mãi cho biết: hội nghị sẽ đề cập đến từng bước chuyển sang nền kinh tế xanh và bền vững hơn, cùng với những sáng kiến và đầu tư mới cho TP.HCM, với danh 28 dự án kêu gọi đưa ra tại hội nghị hôm nay, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển xanh. Đây là cơ hội lý tưởng của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cùng khám phá tiềm năng hợp tác và đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM. Sự hợp tác của TP.HCM và các chuyên gia của World Bank, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế, các doanh nghiệp trong nước…sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho các bên, cũng như sự góp phần vào phát triển TP.HCM, nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo Kết quả nghiên cứu gần nhất của Viện Môi trường – Tài nguyên (ĐHQG TP.HCM công bố; trung bình mỗi năm tổng phát thải khí nhà kính trên địa bàn TP.HCM có hơn 60 triệu tấn CO2. Trong đó, có 03 nguồn thải chính là từ hoạt động công nghiệp, giao thông, còn lại là sinh hoạt và các hoạt động khác. TP.HCM đang phải đối mặt trước những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn lực và khủng hoảng kinh tế.

Bà Carolyn Turk – Giám đốc quốc gia World Bank tại Việt Nam chia sẻ: thách thức mà World Bank nhìn thấy ở TP.HCM là về môi trường – tài chính – kinh tế, còn các nhà đầu tư và nhà sản xuất thì đòi hỏi có “kinh tế xanh”, giảm thải carbon. TP.HCM có tham vọng giảm 10% phát thải CO2 là có thể thực hiện được. 65% diện tích ở TP.HCM có độ cao dưới 1,5 m/ mực nước biển, tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số làm tăng sức ép lên khu vực xanh. Thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu có thể lên đến 50 triệu USD/năm và có thể lên tới 84 triệu USD/năm, do ngập lụt. Vì vậy, TP.HCM cần cập nhật nâng cấp tài sản để thu hút nhà đầu tư. World Bank sẽ hỗ trợ 650 triệu USD/dự án, thực hiện trong 10 năm; hiệu tại đã có dự án hợp tác giữa TP.HCM và World Bank trong 02 năm qua.

Tại hội nghị; huyện Cần Giờ cũng đã nêu ra các dự án xanh khá ấn tượng phát triển toàn diện các loại hình thương mại – dịch vụ kinh tế biển theo hướng kinh tế biển xanh trên địa bàn. Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2023 – 2030 theo hướng phát triển du lịch cộng đồng, định hướng chương trình Cần Giờ xanh, điện gió ngoài khơi, làng xanh kết hợp TOD…tại huyện.

Để thực hiện các mục tiêu “tăng trưởng xanh” trong chiến lược phát triển của TP.HCM; huyện Cần Giờ kỳ vọng sẽ là địa phương tiên phong thực hiện mục tiêu “net zero”  vào năm 2035.

T.T