“Từ trang trại đến bàn ăn”, hay còn gọi là mô hình 3F: Feed – Farm – Food, là mô hình sản xuất thực phẩm an toàn khép kín từ khâu nuôi, trồng ở trang trại đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình từ trang trại đến bàn ăn của Châu Âu
Trước đây, ngành chăn nuôi chia nhỏ thành nhiều giai đoạn như: làm giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ…Trong đó từng công đoạn lại có lợi nhuận riêng, rủi ro riêng, khi sản phẩm bị từ chối trên thị trường, trách nhiệm không biết thuộc về ai… Với mô hình 3F tất cả đã thay đổi, khi mô hình này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu làm giống, sản xuất thức ăn, chăn nuôi, chế biến và cung ứng thực phẩm…tất cả phải có sự liên thông, minh bạch.
Có thể nói, mô hình “từ trang trại đến bàn ăn” đã và đang trở thành xu hướng sản xuất, tiêu dùng phổ biến. Chính vì thế, nếu các doanh nghiệp có đủ điều kiện vượt qua rào cản, việc nắm bắt và lựa chọn xu thế này có thể xem là kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp nông nghiệp không ngừng phát triển trong không gian kinh tế mở, nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức như hiện tại.
Giới thiệu về giá trị từ nông Trại tới bàn ăn – một tương lai bền vững với nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn của Châu Âu, ông Albin Deforges – Đại diện Naturland Việt Nam chia sẻ: Việt Nam cũng có quy định về sản phẩm hữu cơ nhưng mọi người đang đánh đồng sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch như nhau, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở các nước đều có luật quy định. Nông dân muốn được dán nhãn nông nghiệp hữu cơ thì sản phẩm của họ phải đạt được các tiêu chuẩn và nguyên tắc do tổ chức chuyên về hữu cơ chứng nhận. Còn ở Việt Nam khi nói đến sản phẩm sạch là sản phẩm không dùng thuốc trừ sâu, đây là xuất phát điểm khá tốt nhưng không sử dụng thuốc trừ sâu có thực sự là sản phẩm tốt cho sức khỏe? Khi người nông dân nói rằng, sản phẩm của họ tốt, vì có thể họ đang canh tác theo tiêu chuẩn, nguyên tắc của canh tác hữu cơ nhưng không có bằng chứng hay một hệ thống tham chiếu nào để chứng minh và đảm bảo với người tiêu dùng đây là sản phẩm là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Như vậy, điểm khác biệt là phải có một khung tham chiếu, có phương pháp giám định để người tiêu dùng có lòng tin vào sản phẩm họ đang sử dụng như là sản phẩm tốt. Sản phẩm hữu cơ “Made in Vietnam” muốn chinh phục thị trường nước ngoài khó tính, chứng nhận từ Naturland có vai trò như điều kiện cần và đủ bên cạnh chứng nhận của Liên minh châu Âu (EU).
Tiêu chuẩn hữu cơ– Organic, là một bộ tiêu chuẩn quốc tế bao gồm những yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thực phẩm liên quan đến một hoặc nhiều giai đoạn trong chuỗi sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Quan điểm của Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM): nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.
Theo Naturland; EU có 14,9 triệu ha đất canh tác, có 349.499 nông trại cùng với bộ luật chi tiết về tiêu chí cho nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp bền vững, bao gồm việc tôn trọng tự nhiên và môi trường, bảo vệ quyền lợi cho động vật và tất cả các công đoạn trong chuỗi cung ứng sản xuất thực phẩm. Nhờ những tiêu chuẩn công nhận là hữu cơ đã mang lại thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sản phẩm hữu cơ của EU, mang lại mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững.
Năm 2024; Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ là tâm điểm cho sự tăng trưởng, tín hiệu khởi sắc cho thị trường sữa tại Việt Nam, sau khoảng thời gian ảnh hưởng của Covid-19, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn tới các sản phẩm chất lượng với hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe, cũng như đề cao tính bền vững. Bên cạnh đó, dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn ngày càng tăng và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Chứng tỏ tiềm năng phát triển dành cho các sản phẩm sữa chất lượng cao cấp, cho thấy thực phẩm hữu cơ vốn là sản phẩm yêu chuộng tại Việt Nam.
Thị trường nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển cho xuất khẩu và cung ứng nội đia theo phương thức từ nông trại đến bàn ăn.
Các cơ quan chứng nhận hữu cơ Châu Âu cho Việt Nam
Dưới đây là 13 tổ chức chứng nhận hữu cơ Châu Âu chuẩn EU cho Việt Nam với các nhóm sản phẩm được quy định
- Agreco R.F. Göderz GmbH: Sản phẩm nhóm A, D
- Bio.inspecta AG: Sản phẩm nhóm A, D
- Bioagricert S.r.l.: Sản phẩm nhóm A, D
- CERES Certification of Environmental Standards GmbH: Sản phẩm nhóm A, B, D
- Control Union Certifications: Sản phẩm nhóm A, B, C, D, E
- Ecocert SA: Sản phẩm nhóm A, B, D
- IMO Control Private Limited: Sản phẩm nhóm A, D
- IMOswiss AG: Sản phẩm nhóm A, C, D
- Istituto Certificazione Etica e Ambientale: Sản phẩm nhóm D
- Soil Association Certification Limited: Sản phẩm nhóm A, D
- Organic Agriculture Certification Thailand: Sản phẩm nhóm A, D
- OneCert International PVT Ltd: Sản phẩm nhóm A, D
- Kiwa BCS Öko-Garantie GmbH: Sản phẩm nhóm A, B, C, D
Trong đó, nhóm sản phẩm quy định như ở dưới:
- A: các sản phẩm từ thực vật chưa qua chế biến
- B: động vật sống hoặc sản phẩm từ động vật chưa qua chế biến
- C: thuỷ sản và rong biển
- D: thuỷ sản đã qua chế biến dùng làm thực phẩm
- E: thuỷ sản đã qua chế biến dùng làm thức ăn chăn nuôi
- F: sinh dưỡng chất và hạt giống