Sáng 18/9/2024; UBND TP.HCM phối hợp với Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức chương trình Đối thoại chính sách năm 2024, với chủ đề “Tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng”.
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh: đây là lần đầu tiên UBND TP.HCM phối hợp với VBF tổ chức Chương trình Đối thoại chính sách. Vì vậy mà TP.HCM và các tỉnh – thành phía Nam chuẩn bị các nguồn lực thu hút đầu tư hướng tới chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. TP.HCM, cam kết tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, dài hạn vào khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chương trình diễn ra 02 phiên báo cáo và thảo luận:
Phiên 01: phát triển Logistics và chuỗi cung ứng, thị thực – giấy phép lao động và thẻ tạm trú, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động Việt Nam để đáp ứng nhu cầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) – chất bán dẫn – hàng không vũ trụ – thiết kế và sản xuất công nghệ cao, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và thuế.
Phiên 02: phát triển năng lượng tái tạo, thúc đẩy giảm phát thải carbon trong ngành hàng không: con đường bền vững trong tương lai và tiềm năng nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam, làm mát bền vững nhằm thúc đẩy thực hiện đóng góp do Quốc gia tự quyết (NDC), chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Ý kiến từ đại biểu tham dự:
Nói về Logistics và chuỗi cung ứng, Tiểu ban Vận tải và Hậu cần thuộc EuroCham nêu vướng mắc và kiến nghị như: chương trình nghị sự xanh của Việt Nam cần được làm rõ, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải. Kế hoạch cụ thể để loại bỏ các phương tiện cũ, kém hiệu quả, gây ô nhiễm và chuyển sang tiêu chuẩn Euro 5 và Euro 6, nhiên liệu thay thế và xe điện là gì? Cần làm rõ hơn về kế hoạch loại bỏ dần các phương tiện cũ, bẩn, kém hiệu quả và chuyển sang các kế hoạch sử dụng nhiên liệu thay thế và xe điện Euro 5, Euro 6. Hạ tầng đường bộ xung quanh TP.HCM vẫn chưa đạt tiêu chuẩn như các khu vực phía Bắc. Biên Hòa không phải là trung tâm phân phối hấp dẫn đối với khách hàng TP.HCM. Nam Bình Dương thiếu kho bãi mới chất lượng cao, các kho cũ có thời hạn thuê đất dưới 20 năm và chưa có kế hoạch gia hạn rõ ràng nên không khuyến khích đầu tư do thời gian hoàn vốn ngắn. Kế hoạch cải thiện kết nối với TP.HCM là gì?
Tiểu ban Du lịch, Nhà hàng và Khách sạn thuộc EuroCham nêu các vấn đề như: xếp hàng dài chờ đợi tại quầy xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất tác động tiêu cực đến ấn tượng đầu tiên và cuối cùng của du khách về hình ảnh quốc tế của TP.HCM.
Với các ý kiến về vấn đề nêu trên; đại diện lãnh đạo các ngành của TP.HCM đã trả lời khá rõ ràng, tất cả các vấn đề đang dần chuyển dịch theo kế hoạch đề ra của TP.HCM. Riêng vấn đề giao thông, cảng hàng không thì đang trong giai đoạn hoàn thiện các tuyến đường kết nối…
Ở lĩnh vực vận tải và hậu cần; Tiểu ban Vận tải và Hậu cần thuộc EuroCham nêu vấn đề về: xe điện thương mại, chưa rõ doanh nghiệp có thể nhập khẩu và sử dụng loại xe này ở Việt Nam như thế nào? Các daonh nghiệp FDI tập trung nhiều vào lĩnh vực Logistics xanh, ưu tiên xe điện và nhiên liệu thay thế vì vận tải trong lĩnh vực logistics chiếm hơn 70% tổng lượng khí thải. Vì vậy cần làm rõ hơn về cách thức nhập khẩu và sử dụng xe điện thương mại tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Công Hoàng – Phó GĐ Cảng vụ Tân Sơn Nhất cho biết: nhập khẩu xe điện là mặt hàng có điều kiện, cần có giấy phép theo Nghị định 116 của Chính phủ, phải đảm bảo chất lượng an toàn theo Thông tư 12 của Bộ GTVT và giấy chứng nhận xuất xứ…xe máy điện – ô tô điện, có thể nhập khẩu vào 06 cảng biển của Việt Nam như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Đồng Nai, nhập nơi nào làm thủ tục nơi đó.
Ông Colin Blackwell – Trưởng Nhóm Nguồn Nhân lực VBF đã đề cập đến giấy phép lao động chia sẻ: Nghị định 70 đã mang lại một số cải tiến, chỉ có 3% trong số doanh nghiệp được khảo sát báo cáo những thay đổi đáng kể trong quy trình cấp giấy phép lao động. Các quy định về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam giúp hiệu quả và phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu, gần hơn với cách hoạt động của bộ phận nhân sự tại các công ty đa quốc gia. Cho nên rất cần Linh hoạt trong tài liệu – Đối với các ngành công nghệ cao và tăng trưởng xanh, mở rộng hiệu lực về mặt địa lý của giấy phép lao động, đảm bảo nhất quán quy định pháp luật trên các tỉnh – thành, đơn giản hóa quy trình xét duyệt trước khi tuyển dụng người nước ngoài…
Nói về nguồn nhân lực, ông Colin Blackwell – Trưởng nhóm Nguồn Nhân lực cho biết: các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam sẽ là những đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ việc áp dụng AI. Bằng cách áp dụng AI, SMEs có thể nhảy từ các hoạt động cơ bản lên các hệ thống tự động hoàn toàn, giúp họ cạnh tranh hơn trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực này là rất lớn và đây chính là nơi mà Việt Nam có thể gặt hái được nhiều lợi ích nhất. Việt Nam đang ở vị trí độc đáo để phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên AI. Khả năng thích ứng với những thách thức mới và tận dụng các tiến bộ công nghệ đã liên tục chứng minh tiềm năng thành công của Việt Nam. AI mang lại cơ hội chưa từng có để chuyển đổi các ngành công nghiệp và nâng tầm nền kinh tế. Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp quốc tế, giờ là lúc chính thức hóa các hợp tác để mang đến các chương trình đào tạo AI thực tế cho lực lượng lao động. Bằng cách làm việc chặt chẽ với các đối tác toàn cầu, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình học tập và đảm bảo rằng lực lượng lao động của mình vẫn giữ được tính cạnh tranh trong các ngành công nghiệp do AI dẫn dắt.
Ông John Rockhold – Trưởng NCT Điện & Năng lượng VBF nêu nhận định: cho tới thời điểm của năm 2024; Việt Nam đã nổ lực trong việc giải quyết các thách thức về chính sách, ban hành các quy định quan trọng góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi xanh, đưa ra những định hướng rõ ràng hơn cho sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước. Những bước tiến này sẽ góp phần củng cố an ninh năng lượng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và đặt nền tảng cho sự phát triển của công nghệ cao trong nước. Ngoài ra, đầu tư vào điện tử và vi mạch, bao gồm cả khâu sản xuất và thiết kế, sẽ củng cố vai trò trung tâm công nghệ khu vực của TP.HCM và miền Nam. Các ngành công nghiệp hỗ trợ như: gia công cơ khí chính xác CNC và sản xuất linh kiện, cùng với sự phát triển của lĩnh vực dược phẩm và sinh học, cũng rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và đổi mới công nghệ… TP.HCM cùng với khu vực phía Nam là một khu vực có nhiều tiềm năng to lớn. Khu vực này không chỉ tham gia mà còn dẫn đầu xu hướng phát triển năng lượng xanh công nghệ cao.
Ở lĩnh vực đầu tư nước ngoài; các nhà đầu tư nêu điều kiện tiếp cận thị trường như: pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành – nghề, thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có quyền thực hiện ngành đó tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐKĐT”) cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chưa có cam kết trong các điều ước quốc tế, các nhà đầu tư nhận thấy nhiều vướng mắc từ các cơ quan thẩm quyền, khi đưa ra quan điểm còn quá khuôn khổ trong việc chấp thuận cho nhà đầu tư. Điều này đã gây ra nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, có thể ảnh hưởng đến bối cảnh đầu tư chung vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đề xuất các cơ quan cấp phép xem xét bố trí thêm nguồn nhân lực để tạo điều kiện thuận lợi cho thủ tục được thực hiện thông suốt trong đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc đưa ra các ưu đãi của Chính phủ; cơ quan địa phương cũng cần tiếp tục nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, nâng cao trình độ cho người lao động và đơn giản hóa các yêu cầu phê duyệt, nhằm cải thiện hệ sinh thái kinh doanh của Việt Nam và thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao và bán dẫn.
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước giới thiệu địa phương mình với các đại biểu
Để giúp giải toả các vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài còn vướng mắc khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nói chung, TP.HCM và khu vực phía Nam nói riêng; ông Võ Văn Hoan – Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã yêu cầu các cơ quan – Ban – Ngành có công văn trả lời cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn.
Cũng tại chương trình; tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp đã nêu lên những điểm mạnh của địa phương nhằm kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: năng lượng, nhiên liệu sinh học – SAF, làm mát bền vững của IFC…