Là phiên thảo luận buổi chiều của chuỗi hội thảo thường niên về đầu tư vào vùng ĐBSCL; có thế mạnh về nông nghiệp, đầu tư cho ngành nông nghiệp của vùng ĐBSCL những năm gần đây tăng đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của vùng, chiều ngày 27/03/2025.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký VCCI cho rằng: đầu tư vào ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ vốn đầu tư công chỉ chiếm chưa đến 10% tổng đầu tư cả nước, trong khi đầu tư tư nhân và FDI vẫn còn hạn chế. Tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng. ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới với tình trạng xâm nhập mặn, sụt lún đất, sạt lở bờ sông và thiếu hụt nguồn nước ngọt. Hệ thống hạ tầng giao thông và logistics chưa đồng bộ, làm gia tăng chi phí vận chuyển và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong vùng. Những thách thức này không chỉ là rào cản mà còn là cơ hội để chúng ta cùng nhau tìm ra những giải pháp đột phá, giúp ĐBSCL phát triển bền vững và nâng cao vị thế của mình trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Bà Emma McDonald – Tham tán Thương mại và Đầu tư Cấp cao – Việt Nam và Campuchia, Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Úc (Austrade):
ĐBSCL là một trong những khu vực kinh tế năng động, được biết đến là vùng sản xuất nông nghiệp với vị trí chiến lược và khu vực công nghiệp đang được mở rộng. Tuy nhiên, ĐBSCL cũng là khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, cần có các dự án đầu tư trong các lĩnh vực bền vững, có khả năng chống chịu và có tính đổi mới sáng tạo. Điều này có thấy cơ hội lớn về đầu tư và trao đổi thương mại đối với Úc trong các lĩnh vực chủ chốt như: nông nghiệp, chuyển đổi năng lượng, hạ tầng và logistics. Chính phủ Úc đang hỗ trợ thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân vào ĐBSCL thông qua một loạt sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, xóa bỏ rào cản và tăng cường đầu tư, đặc biệt với Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư tại các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI ĐBSCL nói về thực trạng, cơ hội và thách thức trong đầu tư vùng ĐBSCL: năm 2024; chỉ số SX công nghiệp của ĐBSCL đạt 12,2%, cao gần gấp rưỡi sản vật cả nước. Trong nhóm thành phồ trực thuộc TW, TP. Cần Thơ không phải là lựa chọn của FDI về cả số lượng lẫn vốn đăng ký. Đây là tình hình chung của cả ĐBSCL, Long An lại là một ngoại lệ nhờ hiệu ứng lan tỏa từ TP. HCM. Năm 2024; tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ của ĐBSCL đạt 14,5%, cao hơn gấp rưỡi sv. cả nước. Xác định những điểm nghẽn như thiếu đầu tư và tính hấp dẫn, hạ tầng, điều hành chính quyền, thủ tục hành chánh. Chúng ta cần nhận điện nhà đầu tư, họ sẽ đầu tư vào nhóm ngành nào? Ai là người đầu tư? Mấu chốt của mấu chốt công nghiệp hóa; “bẻ khóa” về hạ tầng, cần thực hiện ngay các điểm yếu về logistic và KCN. Cần chính sách “đặc thù” cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư sơ cấp, hạ tầng, chiến lược.
Ông David Whitehead – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Úc, Trưởng Nhóm công tác nông nghiệp DĐDN VN, Chủ tịch Tập đoàn Mavin; trình bày về vấn đề “Làm thế nào để ĐBSCL trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư quốc tế dưới góc nhìn nhà đầu tư Úc”: ĐBSCL là vùng trọng yếu hỗ trợ sinh kế cho hàng triệu người. Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt và tài nguyên đất nông nghiệp màu mỡ, khu vực này có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc giải quyết các thách thức này đòi hỏi một cách tiếp cận đa diện, kết hợp các giải pháp chính sách, quy định, kỹ thuật và dựa vào cộng đồng. Các nhà đầu tư tiềm năng quan tâm ĐBSCL cần phải có hiểu biết về vai trò sinh thái và bền vững của khu vực này đối với tương lai của Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
Ông Trần Văn Tươi – Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Long An đưa ra vấn đề – Tầm quan trọng của chính sách đầu tư và hiệu quả triển khai tại địa phương: Long An có biên giới với Campuchia dài khoảng 134km, có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, Cảng quốc tế Long An coả trọng từ 50.000 – 70.000 tấn. Có khu kinh tế biên giới 13.080 ha Khu kinh tế biên giới 13.080 ha, quy hoạch đất công nghiệp khoảng 16.422 hecta đã thành lập 36 KCN có diện tích 9.693,29 ha và 44 cụm công nghiệp có diện tích 2.181 ha. 36 khu công nghiệp, diện tích 9.693,29 ha. • 44 cụm công nghiệp, diện tích 2.181 ha. Quy mô kinh tế 2024, đạt 188.500 tỷ VNĐ tương đương 7,4 tỷ USD, Long An có 1.512 dự án FDI.
Ông Matsumoto Nobuyuki – Trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam, nêu lên chiến lược thu hút đầu tư Nhật Bản, từ bài học kinh nghiệm và đề xuất chính sách: Việc dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản và Trung Quốc sang ASEAN đã gia tăng rõ rệt, với Việt Nam là điểm đến chủ yếu. Trong tổng số 176 trường hợp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN;, Việt Nam chiếm hơn một nửa, với 90 trường hợp. Các lý do được đưa ra bao gồm: ứng phó với việc dịch chuyển sản xuất của khách hàng, đối phó với thuế quan do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và tránh sự mập mờ trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Lợi thế của môi trường kinh doanh tại Việt Nam có quy mô thị trường tiềm năng tăng trưởng, chi phí nhân công rẻ, tình hình chính trị – xã hội ổn định, vượt trên mức trung bình của ASEAN. Bên cạnh đó, những rủi ro như : thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi thiểu minh bạch, cao hơn 20 điểm so với mức trung bình của ASEAN.
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, nêu vấn đề “Tái định hình môi trường đầu tư thông qua đổi mới sáng tạo và chiến lược phát triển xanh”: ĐBSCL có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Là 01 trong 06 vùng kinh tế lớn, với hơn 12% diện tích và 19% dân số cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước, là cầu nối nước ta với các nước trong khu vực ASEAN. Trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của Vùng đạt 7,31%, cao hơn mức 7,09% của cả nước, đứng thứ ba trong 06 vùng kinh tế. Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển với cơ cấu kinh tế đa ngành nghề, tỉnh đã phê duyệt 13 dự án xây dựng nhà máy chế biến ưu tiên mời gọi đầu tư. Tỉnh đang triển khai thi công 04 nhà máy điện gió, công suất 344 MW, 01 dự án nhà máy điện sinh khối với công suất 25 MW và 01 dự án hydro xanh công suất 24.000 tấn hydro/năm. Về du lịch; tỉnh có 143 ngôi chùa phật giáo Nam tông Khmer, với nhiều kiến trúc độc đáo, du lịch truyền thống – lịch sử như: Đền thờ Bác Hồ, Di tích khu căn cứ Tỉnh ủy, Khu tưởng niệm Nữ anh hùng Nguyễn Thị Út, Ao Bà Om… Năm 2025 tỉnh Trà Vinh tập trung kêu gọi đầu tư 06 dự án, với tổng diện tích trên 163 ha.
Tại phiên thảo luận, có chủ đề đồng hành cùng nhà đầu tư để phát triển bền vững ĐBSCL, các đại biểu đã nêu ý kiến:
Bà Megan Benger – Giám đốc Công ty Advalogis cho biết: với tốc độ nhà đầu tư Úc, là Cty tư vấn đầu tư, chúng tôi tập trung vào chuỗi cung ứng đối với thị trường. Nó liên quan đến hạ tầng giao thông, tuy mang tính cơ bản nhưng cũng đã có thay đổi, có thể hợp tác. Làm sao chúng ta co thể thúc đẩy chuyển đổi số, làm cách nào để đầu tư công mở lối cho đầu tư tư nhân phát triển. Vai trò của chúng tôi là giúp cho các nhà đầu tư hiểu về địa phương, ở nhiều góc cạnh khác nhau. Hiện nay, ĐBSCL còn thiếu nhiều thông tin giữa logistics của VN với thế giới. Đối với doanh nghiệp, họ đóng vai trò khá chủ động trong đầu tư, còn địa phương phải có vận hành mới, không nên theo lối cũ.
Bà Chu Quỳnh Anh – Chuyên gia tư vấn về Biến đổi khí hậu và Khả năng phục hồi Công ty Royal HaskoningDHV chia sẻ: vì sao không có nhiều nhà đầu tư ở ĐBSCL? Khi nói về kinh tế tuần hoàn, chính phủ Hà Lan khống tính đến lợi ích đầu tư ngắn hạn, do còn nhiều rủi ro. Đây là câu chuyện phức tạp, chúng ta cần thích ứng với biến đổi khí hậu nhiều hơn, vì vậy nhà đầu tư thường đặt câu hỏi: tại sao chúng ta lại đi đầu tư ở vùng có yếu tố nhiều rủi ro, lỡ đầu tư không thu về lợi nhuận và mức thiệt hại về mặt tài chính, còn chính quyền như thế nào, chí phí bao nhiêu…Rất nhiều câu hỏi đưa ra. Không chỉ có thách thức, ở ĐBSCL vẫn còn nhiều tiềm năng về phát triển bền vững và nông nghiệp. Tất cả còn chờ vào yếu tố thu hút nhà đầu tư. Vậy ĐBSCL có cơ hội không? Doanh nghiệp, TLS Hà Lan…họ có lo ngai đầu tư vào ĐBSCL, nó lệ thuộc nhiều yếu tố từ quá khứ thất bại và dịch Covid-19…làm họ e ngại nên họ tiếp cận thận trọng hơn, hy vọng trong tương lai sẽ có sự minh bạch để họ mạnh dạn hơn trong đầu tư.
Thay lời kết:
Khảo sát cuộc sống ở ĐBSC; năm 2024 cho thấy người dân địa phương coi đầu tư xây dựng cầu và phòng chống lũ lụt là những ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy tác động kinh tế và tăng thu nhập hộ gia đình. Khi biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, gây ra lũ lụt thường xuyên và nghiêm trọng hơn, tình trạng nghèo tăng mạnh hơn ở ĐBSCL so với các vùng khác, nhu cầu này được người dân đánh giá là cấp thiết. Vùng ĐBSCL đang cần những đầu tư phát triển nhưng cũng đang đối mặt với những thách thức suy giảm tài nguyên và môi trường.