Home / Kinh tế / Động lực phát triển kinh tế xã hội vùng ĐNB

Động lực phát triển kinh tế xã hội vùng ĐNB

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sáng ngày 10/03/2023; ĐH Kinh tế TP.HCM – UEH đã tổ chức Hội thảo quốc gia Động lực Phát triển Kinh tế Xã hội vùng Đông Nam Bộ (ĐNB): tiềm năng và thách thức. Hội thảo có sự tham gia của một hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các Sở – Ban – Ngành các tỉnh – thành phố vùng Đông Nam Bộ như: TP.HCM và 05 tỉnh trực thuộc Trung ương  làTây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.

Tại hội thảo đã được các chuyên gia trình bày 03 bài tham luận chính, với nội dung như:

GS.TSNguyễn Trọng Hoài – TBT Tạp chí Jabes, với bài tham luận: Vùng kinh tế Đông Nam Bộ hiện trạng phát triển và các gợi ý tái cấu trúc bền vững.

NGND.GS.TS Võ Thanh Thu  với bài tham luận: Phát triển KHKT và đổi mới công nghệ vùng Đông Nam Bộ: thực trạng và giải pháp.

GS.TS.Andreas Stoffers – GĐ Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foudition (FNF) tạ VN, với bài tham luận: Thành lập Trung tâm Tài chính – Một dự án thực tế cho Việt Nam?

GS.TS Sử Đình Thành – Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM phát biểu khai mạc hội thảo cho rằng: dù chỉ chiếm khoảng 9% diện tích và 20% dân số nhưng vùng ĐNB, góp phần rất lớn cho sự phát triển đất nước. Vùng ĐNB đóng góp hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 45% tổng thu ngân sách nhà nước (2021).

Cần làm gì để phát triển kinh tế vùng ĐNB

Bộ tài nguyên và môi trường khẳng định vùng ĐNB; không khí đã dần chạm ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường tác động đến môi trường sống, sức khỏe của người dân, đến năm 2030 ĐNB thiếu hơn 2,5 tỷ m3, đến năm 2050 nhu cầu về nước của vùng ĐNB tăng nhanh nhất trên cả nước.

Nền kinh tế vùng ĐNB đang có dấu hiệu thâm dụng năng lượng trong quá trình tạo ra GRDP, GRDP/đơn vị điện năng giảm từ 20 (2010) xuống còn 17 (2021). Ngoại trừ TP.HCM tạo ra mức GRDP/ điện năng tiêu thụ vượt trội so với các địa phương khác, điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của TP.HCM có xu hướng vượt trội về năng suất và hiệu quả so với các địa phương còn lại trong vùng và có hiệu quả sử dụng năng lượng tạo ra GRDP gấp đôi so với trung bình vùng.

Như vậy tái cấu trúc vùng ĐNB là hướng đến động lực phát triển các ngành kinh tế hiệu quả và đổi mới sáng tạo, tập trung và thâm dụng công nghệ, đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao tính hiệu quả quản trị vùng ĐNB, nhằm phá vỡ điểm nghẽn thâm dụng lao động ít kỹ năng và thâm dụng vốn và tài nguyên.

Từng bước tái cấu trúc các KCN thuộc vùng, đặc biệt là các KCN có vị trí gần trung tâm các thành phố thuộc vùng theo hướng khu công nghiệp sinh thái tiếp cận. Mở rộng không gian phát triển và tăng cường kết nối vùng ĐNB, mở rộng không gian phát triển và liên kết vùng ĐNB bằng cách hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối, hình thành khu siêu kinh tế. Bên cạnh đó là xây dựng các Trung tâm e-Logistics kết nối, nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa nội vùng và thúc đẩy hiệu quả dòng hàng hoá xuất khẩu từ vùng theo hướng giảm chi phí chung nhằm phát huy lợi thế về độ mở thương mại lớn.

Điều quan trọng là Hội đồng Vùng phải có cơ chế vượt trội về đầu tư và quản trị vùng ĐNB, để kết nối hiệu quả chuỗi cung ứng và kiến nghị chính sách cấp độ Nhà nước và Bộ ngành.

Theo quy hoạch; đến năm 2030 vùng ĐNB có 970 km cao tốc nhưng hiện đưa vào khai thác thực tế chỉ hơn 10% so với quy hoạch. Vốn là vùng kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp hơn 30% GDP, vùng Đông Nam Bộ chưa được đầu tư xứng đáng.

Xung quanh 04 ý kiến:

Sau 03 bài tham luận của các chuyên gia đã có 04 ý kiến nêu lên các vấn đề nhằm làm động lực góp ý, thúc đẩy vùng ĐNB phát triển một cách bền vững.

Để phát triển vùng ĐNB cần định hình không gian kinh tế, không gian phát triển vùng, xây dựng vành đai công nghiệp đô thị. Vùng ĐNB vốn là trung tâm thực hiện vành đai công nghiệp đô thị nhưng chưa phát huy được do 02 nguyên nhân hạn chế là: chưa có thể chế để tạo được chiến lược tầm cao cho  phát triển cho vùng ĐNB, hạ tầng giao thông kết nối không đảm bảo cho phát triển kinh tế và tăng trưởng…

Quan điểm cho phát triển vùng ĐNB đã có trong quy hoạch; về giao thông phía Nam, chúng ta đã có trục giao thông như: Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Nói về nguồn lực thì cần có thêm các trung tâm đầu tư – logistics – công nghệ…

Thực trạng của tài chính là địa phương thì cao nhưng tài chính cho kinh tế vùng còn hạn chế. Với chiến dịch chuyển đổi số, cần mở rộng để các doanh nghiệp trong và ngoài vùng cùng hợp tác phát triển kinh tế…

Thường các đơn vị tìm kiếm thị trường; họ tìm đến TP.HCM, vì đây là vùng lõi, có yếu tố thị trường. Phần lớn các công ty khởi nghiệp, nhà đầu tư…đều mang giải pháp mới, sản phẩm mới, mô hình mới tới nơi đây. Vì vậy; khái niệm thành lập trung tâm phải có sức hút từ đây, chúng ta cần tạo cơ chế chính sách để thu hút từ đây. Lúc này vai trò của Hội đồng Vùng cần thể hiện sự “dám nghĩ dám làm”, tạo tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực cho phía Nam.

Ra mắt Viện Nghiên cứu và Tư vấn  phát triển vùng

Trong khuôn khổ hội thảo; UEH đã chính thức ra mắt chương trình “UEH Đông Nam Bộ 2030” – chương trình đào tạo nguồn nhân lực dành riêng cho 06 tỉnh thành vùng ĐNB, cung cấp nguồn đội ngũ cán bộ quản lý trung – cao cấp có chất lượng cao. Sẽ triển khai 07 chương trình đào tạo gồm: ThS Chính sách công, ThS Quản lý công, ThS Quản lý đô thị thông minh và sáng tạo, ThS Kinh tế và Quản lý môi trường, chương trình Công nghệ và đổi mới sáng tạo – dành cho hệ đại học và các chương trình ngắn hạn, ThS Quản lý công nghệ kỹ thuật, Chương trình Cử nhân logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Thanh Tú